Thế Nào Là Switch Bill Of Lading? Khi Nào Dùng Switch Bill Cho Buôn Bán Ba Bên?

Nói đến SWITCH thì có nghĩa là BUÔN BÁN SANG TAY (CHUYỂN ĐỔI) nếu bạn dịch theo lối văn chương kinh tế. còn Bill ở đây là Bill tàu đường biển. Vậy khi nhắc đến Switch Bill of Lading thì bạn hiểu đó là việc buôn bán bằng đường biển mà ở đó sẽ có 3 chủ thể hoặc nhiều hơn (sang tay) vậy bạn nên đặt câu hỏi rằng là tại sao buôn bán ba bên mà cần đến Bill Switch này để làm gì??

Nay mình xin giải thích cho các bạn rõ hơn về SWITCH BILL OF LADING, và tại sao lại phải dùng đến nó.

Tránh lộ thông tin về người bán và người mua

Khi bạn tham gia buôn bán với đối tác nước ngoài và bạn chính là một nhà môi giới thương mại, hay đi mua lại từ người này bán lại cho người khác thì điều bạn không thích nhất là cho người bán và người mua thật sự biết đến nhau, nếu biết đến nhau thì coi như bạn bị out và bạn không nên làm nhà môi giới thương mại làm gì.

Và chính vì điều này thì Switch Bill mới ra đời. Nó sinh ra là để giấu đi thông tin của người bán hàng thật sự và giấu đi thông tin người mua hàng cuối cùng thật sự. Mình sẽ lấy ví dụ ABC để hình dung dễ hơn nhé.

A mua của B

A bán lại cho C

A không muốn B và C biết nhau. Vì thế A mới làm 2 cái hợp đồng, hợp đồng 1 là A mua B, phải mua theo điều kiện FOB nhé và hợp đồng 2 là A bán cho C và phải bán theo điều kiện CNF nhé. (không quan tâm tới thanh toán L/C hay T/T hay D/A hay D/P)

Vậy khi tới ngày B giao hàng ra cảng cho A tại đất nước B thì B sẽ nhận được một cái Bill of lading (đây chưa phải là Bill SWITCH) do đại lý của B phát hành (do B mua FOB nên quyền booking tàu là do B quyết định). Trên bill thể hiện đầy đủ thông tin hàng hóa và

Người gửi hàng là: B

Cảng xếp hàng là: cảng tại nước ở B

Người nhận hàng là: A

Cảng dỡ hàng là: cảng tại nước ở A.

Thông tin về hàng hóa là không thay đổi nhé.

Bill này sẽ đưa cho B để B đi nhận tiền từ A và đưa bill đó cho A (ko đưa bill này thì A dại gì mà thanh toán cho B)

Sau khi A nhận được bill từ B, thì A cầm bill này lên trên hãng tàu hoặc Forwarder mà mình làm việc, lúc này sẽ yêu cầu họ SWITCH cho mình một cái bill theo thông tin bên dưới:

Người gửi hàng là: A

Cảng xếp hàng là: cảng tại nước ở A

Người nhận hàng là: C

Cảng dỡ hàng là: cảng tại nước ở C

Thông tin về hàng hóa là không đổi nhé các bạn, hàng thế nào thì khai thế đó, và không được switch cái này.

Lúc này thì A nhận được một cái bill mới và bill này gọi là BILL SWITCH.

Bill này đưa cho bên C để A được nhận tiền nhé.

Giảm thuế và các quy định tại nước nhập khẩu

Ngoài việc che giấu được thông tin người bán hàng và người mua hàng, switch B/L còn được sử dụng để giảm thuế và các quy định tại nước nhập khẩu. Trong nhiều trường hợp do các chính sách về thuế và các qui định khác của các quốc gia, Người mua hàng và Người bán hàng phải tìm cách “lách luật” bằng biện pháp switch B/L. Ví như hàng của quốc gia B khi bán vào quốc gia C sẽ bị đánh thuế với thuế xuất cao nhưng hàng của quốc gia A bán cho quốc gia C thì lại được ưu đãi về thuế quan nên nhiều khi Người bán và Người mua hàng thường sử dụng cách này để giảm thuế. Đây là cách switch B/L không chính thức nhưng có thể lại là phương pháp mà nhiều người muốn sử dụng nhất.

Việc sử dụng switch B/L để che dấu nguồn gốc xuất xứ hàng hóa nhằm mục đích tránh thuế về mặt lý thuyết là có thể xảy ra nhưng thực tế rất khó khả thi vì việc thay đổi nội dung của B/L phải đồng bộ với nhiều giấy tờ liên quan đến tàu và hàng hoá khác, trong đó nhiều loại do bên thứ ba cấp (ví dụ C/O). Nếu khi bộ chứng từ không đồng bộ thì việc switch B/L sẽ bị phát hiện ngay.

Nguồn: https://logisticsinvietnam.vn/


Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn thêm theo thông tin dưới đây:

CÔNG TY TNHH EIMSKIP VIỆT NAM

Địa chỉ: Số 36 Bùi Thị Xuân, Phường Bến Thành, Quận 1, TP.HCM

Hotline: 028 6264 63 80

Email: info@eimskip.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *