Trách nhiệm các bên trong vận chuyển hàng lẻ LCL

Trách nhiệm các bên trong vận chuyển hàng lẻ LCL

Trong giai đoạn hiện tại giá cước vận tải biển vẫn không ngừng tăng cao, gây áp lực lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Vận chuyển hàng lẻ (LCL) chính là giải pháp để giải quyết những nhược điểm của hình thức (FCL). Và đặc biệt nhược điểm về giá trong thời điểm hiện tại. 

Tuy nhiên, nhiều người sẽ thắc mắc về trách nhiệm người tham gia trong LCL. Hãy cùng Eimskip tìm hiểu qua bài viết dưới đây để hiểu thêm kiến thức về LCL nhé.

TRÁCH NHIỆM CÁC BÊN KHI GỬI HÀNG LCL

Trách nhiệm của người tham gia vận chuyển LCL

 

Trách nhiệm của người gửi hàng – vận chuyển hàng lẻ LCL

– Đàm phán và ký hợp đồng phân rõ trách nhiệm và điều kiện giao hàng (Incoterm) của hai bên. Đây là tiền đề của các bước tiếp theo.

– Làm việc với bên gom hàng: Cần lựa chọn quy trình vận chuyển với người gom hàng để phân trách nhiệm ở giai đoạn sau:

  • Door to Door: kiểu vận chuyển người gom hàng chịu hoàn toàn trách nhiệm từ nhà xuất khẩu đến nhà nhập khẩu. Nên lựa chọn hình thức này để tối ưu thời gian và giảm tỷ lệ rủi ro trong quá trình vận chuyển.
  • Port to Port: kiểu vận chuyển người gom hàng sẽ chịu trách nhiệm trong quy trình xuất nhập khẩu (vận chuyển, thủ tục hải quan, bảo hiểm hàng hóa,…). Người gom hàng chỉ chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa từ cảng xuất đến cảng đích.
  • Door to Port: kiểu vận chuyển mà người gom hàng sẽ chịu trách nhiệm về các thủ tục để hàng hóa được vận chuyển. Từ kho của người Xuất Khẩu cho đến Cảng dỡ hàng cuối cùng.
  •  Port to Door: kiểu vận chuyển mà người gom hàng sẽ chịu trách nhiệm về các thủ tục để hàng hóa. Được vận chuyển từ Cảng xếp của người Xuất Khẩu đến kho của người Nhập Khẩu.

– Gửi các thông tin về hàng hóa cho bên gom hàng như về số khối, khối lượng, tên loại hàng hóa  … và người nhận hàng.

– Hoàn thiện thủ tục hải quan và chuyển cho người gom hàng những chứng từ cần thiết liên quan như hàng hóa, vận tải, …

Trách nhiệm đối với bên cung cấp dịch vụ gom hàng – vận chuyển hàng lẻ LCL

  • Tiếp nhận các thông tin hàng LCL cần đóng/ghép.
  • Bên gom hàng sẽ làm việc với hãng tàu để đặt chỗ (nên lựa chọn công ty gom hàng chuyên chuyến từ cảng xuất đến cảng đích để đảm bảo về thời gian cũng như có sẵn tàu hàng tuần).
  • Sắp xếp, phân loại, đóng hàng LCL vào các container và vận chuyển theo yêu cầu.
  • Sau khi hàng lên tàu, công ty dịch vụ sẽ phát hành B/L cho khách hàng. Đó là House Bill of Lading và nhận Master Bill từ Hãng tàu.
  • Xử lý hàng hóa khi đến cảng đích.

Trách nhiệm của người nhận hàng – vận chuyển hàng lẻ 

  • Thu xếp giấy nhập khẩu và thủ tục hải quan cho lô hàng LCL.
  • Xuất trình vận đơn với người gom hàng hoặc người đại diện để nhận hàng tại bãi trả hàng ở cảng đích (CFS)

Tùy vào các loại hợp đồng theo Door to Door hay Port to Port … mà trách nhiệm của người nhận hàng sẽ bắt đầu tại nơi mà đã thỏa thuận.

Hình thức vận chuyển hàng lẻ LCL?

Có 2 hình thức khi vận chuyển hàng LCL các doanh nghiệp xuất nhập khẩu lựa chọn:

Direct (trực tiếp)

Tại đây hàng LCL sẽ được chuyển từ thẳng từ cảng xuất đến cảng đích bằng một con tàu duy nhất.

Transit (chuyển tiếp)

 Khi chuyển hàng LCL từ cảng xuất sang cảng đích sẽ cần qua nhiều cảng trung chuyển.

Trên đây Eimskip đã cung cấp thông tin về trách nhiệm của các bên đối với dịch vụ LCL. Còn tùy thuộc vào các yếu tố khác mà trách nhiệm giữa các bên khác nhau. Nếu bạn cần thông tin về đóng/ghép hàng LCL, hãy liên lạc với Eimskip để được tư vấn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *