Ngày 5 tháng 6, các quốc gia vùng vịnh bao gồm Saudi Arabia, Bahrain, Ai Cập, Yemen và Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đã tuyên bố cắt quan hệ ngoại giao với Qatar, do kết tội nước này đã hỗ trợ cho các nhóm vũ trang có liên quan đến các lực lượng khủng bố. Việc đình chỉ các hoạt động đi lại bằng đường bộ, hàng không và đường biển cũng được thực hiện một cách nhanh chóng bởi 5 quốc gia này. Trong khi động thái này đang diễn ra, thế giới đang chờ đợi thông báo của các công ty vận tải về các ảnh hưởng của lệnh cấm vận này đối với hàng hóa đến và đi từ Qatar.Source: https://logisticsinvietnam.vn/
Cảng Jebel Ali, UAE là cửa ngõ quan trọng cho các hàng hóa ra vào Qatar.
UAE là một khu vực trung chuyển quan trọng, có thể tiếp nhận các tàu lớn cập cảng trước khi hàng hóa được chuyển tới Qatar bằng các con tàu feeder. Vì có mớn nước thấp nên Qatar chỉ có thể tiếp nhận được các con tàu có trọng tải nhỏ. Maersk và các hãng vận tải đang cung cấp dịch vụ đến quốc gia này sẽ phải tìm các thay thế khác để giao hàng. Maersk đã đưa ra một thông báo vào ngày 6 tháng 6 rằng họ sẽ tìm các tuyến thay thế khác để tuân thủ theo lệnh cấm vận mới này.Source: https://logisticsinvietnam.vn/
Các con tàu mang cờ tàu hoặc sở hữu bởi Qatar sẽ bị cấm hoạt động trong vùng nước của các quốc gia Ả Rập sau lệnh cấm vận. Tàu bè ra vào Qatar đang được kiểm soát một cách chặt chẽ để đảm bảo lệnh cấm vận được thực hiện nghiêm chỉnh. Theo hãng truyền thông Reuters, vào thứ tư ngày 7 tháng 6, chính quyền cảng dầu khí của Abu Dhabi đã dỡ bỏ các cưỡng chế đối với các con tàu mà không sở hữu, treo cờ hoặc được điều hành bởi Qatar. Hai tàu chở dầu khởi hành từ cảng Qatar để cung cấp dầu cho các nước trong khu vực trước khi lệnh cấm được ban ra vẫn được chấp thuận bởi chính quyền Abu Dhabi.Source: https://logisticsinvietnam.vn/
Các nhà phân tích suy đoán rằng thị trường khí thiên nhiên hóa lỏng Liquefied Natural Gas (LNG) sẽ bị ảnh hưởng vì Qatar là nhà sản xuất và xuất khẩu lớn nhất thế giới. Thêm vào đó, nhiều người đã tỏ ra quan ngại đối với các con tàu chở LNG có hành trình đến Saudi Arabia và kênh đào Suez của Ai Cập sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Tập đoàn Exxon Mobil có các hợp đồng về dầu khí dài hạn với Qatar cũng đã đưa ra thông báo chính thức về việc dừng các hoạt động sản xuất và xuất khẩu dầu khí thông qua hệ thống đường dẫn dầu từ Qatar đến UAE. Exxon cũng trấn an các cổ đông về khả năng tăng giá có thể xảy ra.Source: https://logisticsinvietnam.vn/
Các quốc liên quan đến vụ việc này như Ai Cập đang phụ thuộc vào nguồn dầu khí từ Qatar để làm nhiên liệu cho ngành công nghiệp điện của họ. Phần mềm Eikon của Thomson Reuters đã ước tính rằng Ai Cập nhập 857,000 m3/tháng tính đến tháng 1 năm 2016. Tính bình quân, UAE nhập 190,000 m3 khí mỗi tháng từ Qatar kể từ tháng 1 năm 2016.Source: https://logisticsinvietnam.vn/
Các nhà cung cấp từ các khu vực khác sẵn sàng trở thành nguồn cung thay thế cho Ai Cập và UAE nếu sự rạn nứt này tiếp tục tồn tại, điều này sẽ không ảnh hưởng đến việc đáp ứng nhu cầu năng lượng của họ. Những khách hàng lớn nhất của ngành công nghiệp dầu khí Qatar – Nhật Bản ở vị trí số 1 và Ấn Độ ở vị trí thứ 2 cho biết rằng họ không hi vọng nguồn cung bị gián đoạn.Nguồn dầu khí được cung cấp trực tiếp cho các quốc gia này từ Qatar bằng đường biển.Source: https://logisticsinvietnam.vn/
Mối quan ngại chính từ người dân của các quốc gia này là nguồn thực phẩm nhập khẩu, phụ thuộc vào biên giới đất liền với Saudi Arabia. Người dân đang tranh nhau mua thực phẩm để dự trữ cho tình trạng thiếu lương thực.
Nguồn: https://logisticsinvietnam.vn/