1). Điều cần làm trước tiên là doanh nghiệp cần vào website sau để kiểm tra xem nhà máy sản xuất sản phẩm đó có nằm trong danh sách các doanh nghiệp nước ngoài được phép xuất khẩu mặt hàng có nguồn gốc từ động vật trên cạn vào Việt Nam hay không. Nhà máy sản xuất của nước nào thì tra cứu trong danh sách của nước đó. Nếu tên nhà máy không có trong danh sách thì hiện tại không được phép nhập khẩu từ nhà máy này. Nhà máy đó phải làm việc với bộ nông nghiệp tại bản địa để được cấp code xuất khẩu vào Việt Nam.
Danh sách doanh nghiệp được xuất khẩu thực phẩm có nguồn gốc động vật trên cạn vào Việt Nam
Nếu nhà máy sản xuất đã có tên trong danh sách thì chúng ta tiến hành bước kế tiếp là nhập khẩu 1 ít hàng mẫu để tiến hành làm công bố chất lượng sản phẩm với cục an toàn thực phẩm của Bộ Y Tế. Công bố sau khi được cấp sẽ có giá trị trong vòng 3 năm.
2). Bước kế tiếp là xin giấy phép kiểm dịch với cục thú y. Quy trình như sau:
Hồ sơ gồm có những chứng từ sau:
- Đơn đăng ký kiểm dịch theo mẫu 19 dành cho động vật trên cạn và sản phẩm.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Mẫu Health Certificate của nước xuất khẩu (có thể của 1 khách hàng khác, không nhất thiết là khách hàng của mình).
- Photo trang có nhà máy sản xuất mặt hàng của mình dưa trên danh sách đăng trên website của Nafiquad.
Toàn bộ hồ sơ gửi bưu điện ra địa chỉ sau:
Phòng Kiểm dịch động vật – Cục Thú y
Số 15 ngõ 78 đường Giải Phóng, Phường Phương Mai, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Nhớ ghi kèm địa chỉ email và số điện thoại người liên lạc để cục thú y trả lời. Trong vòng 5 ngày kể từ lúc nhận được hồ sơ, cục thú y sẽ kiểm tra, nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cục sẽ gửi hướng dẫn kiểm dịch qua email cho doanh nghiệp.Source: https://logisticsinvietnam.vn/
Khi nhận được giấy phép, in ra 1 bản và mang qua thú y vùng 6 tại 521 Hoàng Văn Thụ, Phường 4, Tân Bình (nằm trên đường Nguyễn Đình Khơi) để đối chiếu và đóng dấu.
Doanh nghiệp có thể dự trù số lượng sản phẩm dự kiến nhập khẩu trong vòng 3 tháng để xin giấy phép 1 lần. Số lượng sẽ được trừ lùi khi nhập khẩu chính thức.
Mặt hàng bơ, phô mai khi nhập khẩu phải kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch.
4). Đăng ký kiểm dịch động vật.Source: https://logisticsinvietnam.vn/
Để biết được mặt hàng nào cần phải kiểm dịch, quy trình, chứng từ có liên quan chúng ta tham khảo thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT đối với đông vật trên cạn.
Quy trình đăng ký kiểm dịch như sau:
- Bộ hồ sơ:
- Đơn đăng ký kiểm dịch (mẫu 3): 3 bản in 2 mặt trên giấy A4.
- Giấy phép kiểm dịch (bản gốc).
- Invoice
- Packing list
- Health Certificate (bản gốc).
- Hợp đồng mua bán ngoại thương (hàng về air cần, sea không cần).
- Nộp hồ sơ tại văn phòng thú y vùng 6 tại 124 Phạm Thế Hiển, Phường 2, Quận 8 đối với hàng nhập khẩu bằng đường biển hoặc văn phòng thú y vùng 6 tại SCSC tại 30 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Tân Bình đối với hàng nhập khẩu bằng đường hàng không.
- Cán bộ thú y sẽ kiểm tra hồ sơ, trừ lùi số lượng trên giấy phép và xác nhận trên đơn để khai hải quan và kiểm dịch.Source: https://logisticsinvietnam.vn/
- Sắp xếp lấy mẫu với nhân viên thú y.
- Khi có kết quả đạt yêu cầu nhập khẩu, liên lạc cục thú y vùng 6 tại 521 Hoàng Văn Thụ, Phường 4, Tân Bình (nằm trên đường Nguyễn Đình Khơi) để lấy chứng thư. Nhớ mang theo giấy đăng ký kiểm dịch, biên bản lấy mẫu, tờ khai nhập khẩu.
5). Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm.
Theo thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ban hành ngày 09/04/2014 hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thì mặt hàng bơ, phô mai chịu sự quản lý của bộ Công Thương.Source: https://logisticsinvietnam.vn/
Thủ tục kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm như sau.Source: https://logisticsinvietnam.vn/
Hiện có 3 cơ quan được uỷ quyền để kiểm tra thực phẩm nhập khẩu:
- Viện Y tế Công Cộng TP. HCM – 159 Hưng Phú, phường 8, Quận 8
- Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 – 49 Pasteur, P. Nguyễn Thái Bình, Quận 1
- Công ty TNHH Giám Định VINACONTROL TP. HCM – 80 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3.
Bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra bao gồm những giấy tờ sau:
- Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu (3 bản)
- Hợp đồng ngoại thương (sales contract).
- Hoá đơn thương mại (commercial invoice).
- Bảng kê chi tiết hàng hoá (packing list).
- Vận đơn (bill of lading)Source: https://logisticsinvietnam.vn/
- Bản công bố chất lượng sản phẩm (1 bộ đầy đủ cho mỗi sản phẩm).
- Certificate of analysis (nếu có).
Sau khi đăng ký với cơ quan kiểm tra chuyên ngành thì tiến hành mở tờ khai, lấy mẫu. Nếu kết quả kiểm tra đạt chất lượng nhập khẩu thì lấy chứng thư và nộp cho hải quan để thông quan tờ khai.
Thường doanh nghiệp sẽ xin cơ quan kiểm tra chuyên ngành và hải quan cho mang hàng về kho bảo quản để tránh phát sinh chi phí lưu container, lưu kho….Source: https://logisticsinvietnam.vn/
Với bài viết hướng dẫn trên đây, chúng tôi hi vọng có thể giúp các quý công ty có ý định kinh doanh mặt hàng bơ, phô mai có thể hiểu thêm về qui trình thủ tục nhập khẩu bơ, phô mai.
Nguồn: https://logisticsinvietnam.vn/
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn thêm theo thông tin dưới đây:
Hotline: Mr. Long | MB: 091-922 6984 Email: Long@eimskip.vnCÔNG TY TNHH EIMSKIP VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 36 Bùi Thị Xuân, Phường Bến Thành, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 028 6264 63 80
Email: info@eimskip.vn
Cho hỏi với mặt hàng sữa tươi, sữa bột đóng hộp thì thủ tục có tương tự k vậy ad? Ngoài ra giấy phép kiểm dịch có thời hạn bao lâu?
Chào bạn,
– Mặt hàng sữa tươi và sữa bột đóng hộp thì làm thủ tục tương tự nhé bạn.
– Giấy phép kiểm dịch có thời hạn 3 tháng kể từ tháng cấp. Ví dụ: giấy phép được cấp vào ngày 28/5/2018 thì hiệu lực của nó là đến ngày 31/7/2018.
Eimskip Vietnam – Cool choice in logistics
Chào bạn,
– Mặt hàng sữa tươi và sữa bột đóng hộp thì làm thủ tục tương tự nhé bạn.
– Giấy phép kiểm dịch có thời hạn 3 tháng kể từ tháng cấp. Ví dụ: giấy phép được cấp vào ngày 28/5/2018 thì hiệu lực của nó là đến ngày 31/7/2018.
“Eimskip was founded on January 17th 1914, making it the oldest shipping company in Iceland, today offering total transport solutions around the world.”