Giới thiệu
Container vận chuyển hàng hóa đã trở thành một phần không thể thiếu không chỉ khi bạn làm việc trong ngành vận hành và vận chuyển container từ nơi này sang nơi khác, mà còn đối với tất cả các doanh nghiệp và lĩnh vực có sử dụng container.
Container đã được ca tụng là một trong những phát minh vĩ đại nhất của thế giới hiện đại, một phát minh đã thay đổi hoàn toàn cách thức hoạt động kinh doanh kể từ thế kỷ 20 và thực sự biến thế giới trở thành một nơi nhỏ bé hơn và là kiến trúc sư thực sự của Toàn cầu hóa.
Nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, nhà kinh doanh, nhà đóng gói, cảng, hải quan, cơ quan biên phòng, công an, đại lý giao nhận, người bốc xếp, người vận chuyển, cầu cân,… và nhiều chủ thể khác tham gia vào giao dịch thương mại có thể tiếp xúc và vận hành container mỗi ngày. Nhưng mặc dù nhiều người trong số những người này tiếp xúc với container nhưng không phải ai cũng hiểu được rất nhiều ký hiệu trên container.
Các ký hiệu trên container đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình vận chuyển của container vì chúng cung cấp thông tin quan trọng cho tất cả các chủ thể trong chuỗi cung ứng liên quan đến việc giám sát và an toàn của container và hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
Các ký hiêụ
Hãy cùng phân tích từng ký hiệu trên một container qua ví dụ sau đây.
-
Container number (Số container)
– tất nhiên là ký hiệu chính trên cửa container. Đây là một dãy số gồm 4 chữ cái và 7 chữ số.
Hệ thống nhận dạng số container đã được Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO) tạo ra theo mã tiêu chuẩn IS06346:1995(E). Theo mã tiêu chuẩn này, hệ thống nhận dạng số container bao gồm:
- Mã chủ sở hữu – 3 chữ cái (trong ví dụ trên là HLX)
- Phân loại thiết bị – 1 chữ cái (trong ví dụ trên, U nghĩa là một container chở hàng. Các phân loại khác như J là thiết bị liên quan đến container có thể tháo rời (chẳng hạn như Genset) và Z là đầu kéo và khung xe)
- Số serial – 6 chữ số
- Chữ số kiểm tra – 1 chữ số
Mã chủ sở hữu là DUY NHẤT đối với chủ sở hữu container và mã này được đăng ký ở Bureau International des Containers et du Transport Intermodal (BIC). Việc này nhằm tránh sự trùng lặp mã của bất kỳ hãng tàu hoặc nhà khai thác container nào.
Nếu bạn không biết một container nào đó là của hãng tàu/nhà khai thác container nào, bạn có thể tra cứu trên BIC Code Search để xác định được chủ sở hữu của container.
Nhưng hãy LƯU Ý, chủ sở hữu của container không nhất thiết phải vận hành container vì họ có thể đã cho một nhà khai thác hoặc hãng tàu khác thuê container.
-
Check digit (Chữ số kiểm tra)
– mặc dù đây là một ký tự trong dãy số container, nhưng chữ số kiểm tra RẤT QUAN TRỌNG vì có thể dùng nó để xác định dãy số container được cho có chính xác hay không.
Ví dụ, nếu bạn vào link sau BIC’s Check Digit Calculator và gõ 4 chữ cái HLXU và 6 chữ số 200841, và xem kết quả hiển thị ở cột Chữ số kiểm tra (Check Digit).
Ngạc nhiên chưa? Vậy nên nếu bạn đã từng nghĩ rằng những chữ cái và chữ số trên container chỉ là ngẫu nhiên thì hãy suy nghĩ lại nhé 🙂
-
Container Owner or Lessor (Chủ sở hữu hoặc Đơn vị cho thuê container) –
Đây là đơn vị sở hữu hoặc vận hành container. Đây có thể là hãng tàu như trong ví dụ là Hapad Lloyd hoặc là đơn vị cho thuê container như Textainer, chuyên cho hãng tàu thuê container.
-
Max Gross (Trọng lượng gross tối đa)
Trong ví dụ này – 30.480 Kgs là trọng lượng tối đa mà container có thể chứa được, bao gồm trọng lượng vỏ container là 2.250 Kgs (mục số 7). Đây là trọng lượng Max Gross được khai báo VGM.
-
ISO Code (Mã số ISO) –
-
Theo mã số tiêu chuẩn IS06346:1995(E) của ISO, mỗi container được cấp một mã số ISO để tránh sự nhầm lẫn về loại container.
-
Ví dụ, container 20’ tiêu chuẩn được gọi là Dry Van (DV), General Purpose (GP), Standard (SD), Normal, Dry Container (DC) tùy vào từng quốc gia. Vì có nhiều thuật ngữ như vậy nên những thuật ngữ này không thể được dùng trong hệ thống thống nhất để truyền dữ liệu ở cảng, hải quan, hãng tàu,…
Vì vậy có một tiêu chuẩn, mã số ISO 22G1 (trong ví dụ trên) được sử dụng cho những container dài 20 feet, cao 8,6 feet với trọng lượng vỏ 2.250 Kgs.
-
Classification society label for type testing (Nhãn đăng kiểm) –
Mỗi container đều được kiểm tra về sức tải, sức chứa hàng hóa và khả năng đi biển bởi một cơ quan đăng kiểm và nhãn này cho biết tên của tổ chức đăng kiểm đã phê duyệt container này.
-
Weight of Container (Trọng lượng vỏ container) –
Đây là trọng lượng thực của chiếc container rỗng và được cung cấp bởi nhà sản xuất vào cuối quy trình sản xuất và dán nhãn.
Đây là trọng lượng quan trọng cần được xem xét bởi những người vận hành và lên kế hoạch tàu vì trọng lượng này cần được tính vào khi lên kế hoạch cho con tàu.
Hãy tưởng tượng một con tàu hiện tại đang chở khoảng 24.000 TEUs. Nếu trọng lượng vỏ của mỗi TEU (2.250 Kgs) không được tính vào, thì tổng cộng 42.750 tấn sẽ không được tính vào con tàu – một con số thực sự lớn mà có thể gây ra một thảm họa ở trên biển.
Tuy nhiên, các công ty thương mại và các hãng tàu tranh cãi gay gắt về việc có nên ghi trọng lượng vỏ container trên vận đơn hay không và trọng lượng VGM có nên khớp với trọng lượng trên vận đơn hay không.
-
Payload (Sức chứa tối đa)
– Đây là trọng lượng hàng tối đa có thể được đóng vào container và việc khách hàng khai báo sai trọng lượng này sẽ gây ra hậu quả nặng nề cả về tính mạng và tài sản.
Đây là trọng lượng được thể hiện trên vận đơn và xin nhắc lại, trọng lượng này KHÔNG BAO GỒM TRỌNG LƯỢNG VỎ CONTAINER.
Trọng lượng này được thể hiện rõ ràng trên cửa container và khách hàng không thể ngụy tạo rằng họ không biết về sức chứa của container.
-
Cube (Thể tích)
– Đây là sức chứa tối đa về không gian có thể được đóng trong container. Không giống như trọng lượng, chúng ta không thể đóng hàng hóa vượt quá thể tích tối đa của container vì lý do thì cũng khá dễ hiểu.
Mặc dù (không giống như khai báo sai trọng lượng) khai báo sai khối lượng có thể không gây ra bất kỳ hậu quả vật chất nào, việc khai báo sai khối lượng trên vận đơn có thể gây ra một số hậu quả về tài chính cho người mua hoặc người bán, đặc biệt là khi hàng hóa được bán theo đơn vị tính là thể tích.
-
CSC, ACEP & Other Certifications (CSC, ACEP và những chứng chỉ khác)
– Mỗi container nên có một tấm biển phê duyệt an toàn gọi là tấm CSC (Container Safety Convention – Công ước an toàn container) để được sử dụng trong thương mại quốc tế. Điều này phù hợp với các quy định của Công ước Quốc tế về Container An toàn năm 1972.
Vai trò của tấm CSC này là xác nhận rằng container đã được kiểm tra và ở trong điều kiện thích hợp để vận chuyển trên tàu.
Tấm biển này có thông tin chi tiết về Chủ sở hữu, Dữ liệu Kỹ thuật và thông tin ACEP. ACEP là viết tắt của Approved Continuous Examination Programme – Chương trình Kiểm tra Liên tục được Phê duyệt. Nghĩa là, cứ mỗi 30 tháng, một container phải được vận chuyển về bãi container để kiểm tra.
Tấm CSC cũng hiển thị Max. Gross như hình bên dưới.
Ví dụ như tấm CSC này, nếu một container được đóng nhiều hơn trọng lượng Max. Gross cho phép – trong trường hợp này là 32.500 kg bao gồm cả trọng lượng vỏ container thì container sẽ bị coi là OVER WEIGHT.
Những ký hiệu khác
Ngoài những ký hiệu được nói ở trên, container cũng còn có những ký hiệu khác như:
- Số container
- Trên trần container – để người vận hành cần cẩu có thể nhìn thấy trong quá trình nâng/hạ container
- Phía trong container – để người đóng hàng/người kiểm soát dễ nhìn thấy
- Phía trước container – để người vận chuyển, cơ quan chính quyền dễ nhìn thấy trong quá trình vận chuyển
- Chỉ thị forklift pocket – để tiện cho người vận hành xe nâng khi nâng hạ container rỗng (chủ yếu có ở container 20’)
- Biển cảnh báo – có ở container 40’/45’ cho biết đó là container cao
Vì vậy sau này khi bạn nhìn thấy những ký hiệu này trên một container, bạn sẽ có thể hiểu rõ ý nghĩa của chúng, và hãy đảm bảo rằng bạn tuân theo hướng dẫn vì sự an toàn của mọi người trong chuỗi cung ứng.
(Nguồn: shippingandfreightresource.com)
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn thêm theo thông tin dưới đây:
CÔNG TY TNHH EIMSKIP VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 36 Bùi Thị Xuân, Phường Bến Thành, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 028 6264 63 80
Email: info@eimskip.vn