Trong hoạt động xuất nhập khẩu, mỗi khi thiết lập một thương vụ các bên đều mong muốn thương vụ kết thúc “vuông tròn”, tốt đẹp, hơn thế nữa còn mong muốn sau thương vụ đó mối quan hệ giữa các bên sẽ tiếp tục phát triển bền chặt, nhưng do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, do vô vàn những rủi ro, bất trắc, những bất đồng, tranh chấp có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong suốt quá trình thực hiện thương vụ. Bài viết này sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về các loại tranh chấp trong hoạt động xuất nhập khẩu.
A. Các tranh chấp, bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu:
-
Những tranh chấp, bất đồng trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa:
Trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu có thể xảy ra những tranh chấp, bất đồng sau:
- Người Bán không cung cấp hàng hóa hoặc cung cấp hàng hóa không phù hợp với quy định hợp đồng mua bán mà đôi bên đã ký kết hoặc cung cấp hàng hóa không đúng với sự mong đợi của người Mua.
- Người Mua từ chối nhận hàng, từ chối thanh toán mặc dù hàng hóa được người Bán cung cấp hoàn toàn phù hợp với những quy định trong hợp đồng mua bán.
- Người Mua không thanh toán hoặc thanh toán không đúng với những thỏa thuận của đôi bên trong hợp đồng mua bán (Người Mua nhận hàng nhưng không thanh toán tiền hàng; người Mua nhận hàng nhưng chậm trễ, dây dưa trong khâu thanh toán; mở LC chậm, chuyển tiền chậm so với quy định của hợp đồng…)
-
Những tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công quốc tế:
- Bên đặt gia công không cung cấp mẫu mã, nguyên phụ liệu, những điều kiện hỗ trợ sản xuất khác (máy móc, tranh thiết bị, đào tạo nhân công, đội ngũ cán bộ quản lý, những vấn đề về sở hữu trí tuệ liên quan đến mặt hàng…) theo đúng những quy định trong hợp đồng.
- Bên đặt gia công không thanh toán tiền công gia công theo đúng những thỏa thuận trong hợp đồng (thanh toán chậm, thiếu,…)
- Bên nhận gia công không tổ chức sản xuất theo đúng yêu cầu.
- Bên nhận gia công không giao hàng đúng chất lượng, không đủ số lượng, không kịp thời hạn…theo những quy định trong hợp đồng.
- Bên đặt gia công/Bên nhận gia công vi phạm những quy phạm của các quốc gia có liên quan (ví dụ: vấn đề quota) => không nhận/giao được hàng như đã thỏa thuận trong hợp đồng.
-
Những tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ:
- Hợp đồng chuyển giao công nghệ là một loại hợp đồng phức tạp, nên trong quá trình thực hiện hợp đồng này có thể xảy ra nhiều bất đồng, tranh chấp. Ngoài những tranh chấp có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu, trong quá trình thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ còn có thể nảy sinh những bất đồng, tranh chấp trong các lĩnh vực sau:
+ Huấn luyện, đào tạo.
+ Trợ giúp kỹ thuật.
+ Sở hữu trí tuệ.
+ Chuyển giao công nghệ, bí quyết sản xuất.
Chỉ riêng trong lĩnh vục liên quan đến License đã có thể phát sinh rất nhiều loại tranh chấp, ví dụ như:
- Có phải trả tiền bản quyền không? Trả bao nhiêu là vừa?
- Có được phát triển sản phẩm mới trên cơ sở License không? Nếu được thì có phải trả tiền không? Trả bao nhiêu là vừa?
- Trong trường hợp nào thì một bên được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng License?
- Bên nhận License có quyền chuyển nhượng có bên thứ ba không?
- Bồi thường do vi phạm License…
-
Những tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng vận tải, giao nhận quốc tế:
- Có nhiều loại tranh chấp có thể xảy ra trong lĩnh vực này, trong đó phổ biến nhất là các tranh chấp trong giao hàng chậm và khi xảy ra những tổn thất, mất mát trong quá trình chuyên chở, giao nhận hàng hóa.
-
Các tranh chấp khác:
Ngoài những loại tranh chấp nêu trên, trong hoạt động ngoại thương còn có rất nhiều loại tranh chấp khác có thể phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện các hợp đồng bảo hiểm, trong quan hệ với các ngân hàng, cơ quan giám định, trong khi làm thủ tục hải quan,…
B. Những biện pháp phòng ngừa các tranh chấp trong hoạt động xuất nhập khẩu:
- Làm tốt khâu đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu
- Bàn bạc, soạn thạo kỹ những tình huống bất khả kháng, miễn trách, khó khăn trở ngại dẫn đến phải điều chỉnh, sửa đổi lại hợp đồng.
- Tổ chức quá trình thực hiện hợp đồng một cách khoa học, hợp lý.
Tranh chấp có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi, trong mọi giai đoạn của quá trình đàm phán, soạn thảo ký kết. Nhưng chung quy lại, điều mà mọi người hướng tới – đó là mong muốn hạn chế những tranh chấp để hướng tới những mối quan hệ thương nghiệp lâu dài. Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích cho mọi người hiểu thêm về tầm quan trọng trong việc soạn thảo hợp đồng xuất nhập khẩu quan trọng như thế nào? Để có thể giảm thiểu tối đa những tranh chấp có thể phát sinh nếu không được tổ chức một cách khoa học, hợp lý.
Ghé thăm logisticsinvietnam.vn để bổ sung cho mình những kiến thức XNK mới nhé.Thân ái!
(Nguồn: Sưu tầm)
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn thêm theo thông tin dưới đây:
CÔNG TY TNHH EIMSKIP VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 96 Cao Thắng, Phường 4, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 028 6264 63 80
Email: info@eimskip.vn