Chứng từ vận tải là một trong những loại chứng từ quan trọng nhất trong thương mại quốc tế. Chúng không chỉ là bằng chứng cho việc nhận hàng hóa mà còn là hợp đồng vận chuyển của lô hàng. Ngoài ra còn có một số chứng từ vận tải có chức năng sở hữu hàng hóa như là vận đơn đường biển (Bill of Lading)
Tuy nhiên, không giống như vận đơn đường biển, vận đơn hàng không không phải là một chứng từ vận chuyển có thể chuyển nhượng, do đó nó không thể phát hành dưới hình thức chuyển nhượng, có nghĩa là vận đơn hàng không không thể được ký phát theo lệnh của ngân hàng phát hành (issued “to order of the issuing bank”)
Chứng từ vận tải có thể chuyển nhượng được có ý nghĩa như thế nào trong thương mại quốc tế?
Chỉ có vận đơn truyền thống mới có thể được phát hành theo hình thức chuyển nhượng (negotiable) cùng với một số biến thể như vận đơn tàu chuyến và vận đơn vận chuyển đa phương thức (multimodal transportation BL). Tất cả những chứng từ vận tải khác đang lưu hành thì hiện tại không thể phát hành theo dạng (form) chuyển nhượng được.
Hơn nữa, không thể nói rằng tất cả các vận đơn vận chuyển đường biển quốc tế đều có thể phát hành theo dạng chuyển nhượng được. Có một số tiêu chuẩn và điều kiện đặc thù cho một vận đơn chuyển nhượng, chẳng hạn, luật vận tải của Mỹ quy định vận đơn chuyển nhượng được theo như sau:
Vận đơn đường biển có thể chuyển nhượng được nếu vận đơn đó:
- Quy định rằng hàng hoá sẽ được giao theo lệnh của người nhận hàng (consignee)
Và đồng thời:
- Không chứa trên bề mặt vận đơn một thỏa thuận với người gửi hàng (Shipper) rằng vận đơn đó không thể chuyển nhượng
Vậy vận đơn hàng không có thể chuyển nhượng được không?
Vận đơn hàng không (air waybill) không phải là một chứng từ chuyển nhượng. Đây là một chứng từ vận chuyển thẳng (straight transport).
Do đó, giống như các chứng từ vận chuyển không thể chuyển nhượng khác, một vận đơn hàng không phải được phát thẳng đến Tên của người nhận hàng (Consignee) chứ không phải theo lệnh của người nhận hàng.
Trong hình dưới, bạn có thể thấy một mẫu vận đơn hàng không, được phát hành theo L/C với mục người nhận hàng (Consignee) sẽ được gửi đến tên của ngân hàng phát hành, Người nhận là ngân hàng phát hành chứ không phải “Theo lệnh của ngân hàng phát hành” (to order of issuing bank), Theo dõi phần dưới, bạn sẽ nhận ra rằng công ty nhập khẩu được nêu trên vận đơn hàng không trong phần Bên thông báo (Notify party)
Chuyện gì sẽ xảy ra khi LC yêu cầu Vận đơn hàng không có thể chuyển nhượng (a negotiable air waybill)
Theo phiên bản mới nhất về Tiêu chuẩn Ngân hàng về kiểm tra chứng từ theo thư tín dụng (ISBP 745), một vận đơn hàng không có thể được phát hành dưới hình thức không thể chuyển nhượng được, ngay cả khi thư tín dụng yêu cầu vận đơn đó theo hình thức chuyển nhượng được (negotiable)
Dưới đây bạn có thể tìm thấy các đoạn trích từ ISBP 745.
- Khi một thư tín dụng yêu cầu một chứng từ vận chuyển hàng không để chứng minh rằng hàng hoá được giao “theo lệnh của (một Bên cụ thể)”, nó có thể chỉ ra rằng lô hàng đó sẽ được gửi đến chính Bên đó, mà không đề cập đến từ “ To order of” – “Theo lệnh của”.
- Khi một thư tín dụng yêu cầu một chứng từ vận chuyển hàng không để chứng minh rằng hàng hoá được giao “Theo lệnh” mà không đặt tên cho chủ thể/Bên mà lô hàng sẽ được gửi tới, điều này có thể hiểu rằng hàng hoá sẽ được được gửi đến hoặc Ngân hàng phát hành hoặc người yêu cầu mở LC (applicant) mà không cần phải đề cập đến những từ “To order” – “Theo lệnh của”…
Tại Việt Nam, luật hàng không dân dụng cũng không hề có quy định nào liên quan tới việc coi vận đơn hàng không (air waybill) là chứng từ sở hữu hàng hóa. Do vậy, air waybill không thể chuyển nhượng được và không thể có ký hậu vận đơn hàng không.
Tuy nhiên trong thực tế phát sinh nhiều trường hợp có nhiều đơn vị vẫn có thể nhờ ngân hàng phát hành ký hậu vào mặt sau vận đơn được. Về bản chất, điều này không đúng theo luật và quy định, tuy nhiên khi người nhận hàng làm thư cam kết đảm bảo (Letter of indemnity) nếu có rủi ro sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm và sau đó yêu cầu ngân hàng phát hành ký hậu để lấy hàng, điều này có thể xảy ra.
Với những thông tin trên đây, các bạn đã có thể giải thích và tự trả lời được câu hỏi: “Vận đơn hàng không có thể chuyển nhượng không?” hay “Có thể ký hậu vận đơn hàng không hay không?”
(Nguồn: Trung tâm kiến tập)
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn thêm theo thông tin dưới đây:
CÔNG TY TNHH EIMSKIP VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 36 Bùi Thị Xuân, Phường Bến Thành, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 028 6264 63 80
Email: info@eimskip.vn