Bạn là doanh nghiệp xuất khẩu thủy hải sản/chủ hàng (shipper) tại Việt Nam – AAA COMPANY, bạn đang không may mắn gặp phải vấn đề mà không nhà xuất khẩu nào mong muốn điều đó xảy ra, đó là bạn phải nhận lại gấp lô hàng mà bạn đã bán đi, thì điều cần thiết lúc này là sự quyết đoán và chấp nhận chịu thiệt hại (bởi tất cả các chi phí phát sinh đều thuộc về doanh nghiệp của bạn), vì thế cho nên bạn buộc phải quyết định nhanh để tiến hành các thủ tục cần thiết (tiết kiệm thời gian và chi phí). Bên cạnh đó, do chênh lệch về lịch làm việc giữa hai quốc gia cũng ảnh hưởng không kém đến thời gian phát sinh chi phí tại Qingdao nếu như bạn chậm trễ trong quyết định. Vì nhiều lý do, tuy nhiên lý do lớn nhất gần đây đối với thị trường này mà các chủ hàng thường gặp phải là người mua hàng chưa hoặc không đủ khả năng thanh toán tiền hàng khi hàng cập cảng đích Qingdao, Trung Quốc (top 10 cảng khu vực Châu Á).
Hãy bình tĩnh, gợi ý bạn check list theo trình tự các bước sau :
- Kiểm tra xem Vận đơn gốc (OBL) hiện tại đang ở đâu? Nếu nó không còn trong tay bạn (shipper) thì bạn cần phải triệu hồi gấp để nộp lại cho đơn vị vận chuyển (forwarder/carrier). Trường hợp vận đơn gốc đang trong tay người mua hàng (consignee) thì lúc này đây bạn có thể nhờ họ hỗ trợ nộp nhanh vào đại lý của forwarder/carrier tại cảng đích để quá trình tiến hành kiểm tra cơ hội và giải pháp được nhanh chóng.
- Thư thỏa thuận được phát hành bởi shipper hoặc consignee, trong thư nêu rõ lý do vì sao không nhận hàng. (bản gốc có letterhead, chữ ký và con dấu của consignee).
- Thư yêu cầu hàng trả về được phát hành bởi shipper. (bản gốc có letterhead, chữ ký và con dấu của shipper).
- Thư chỉ định đại lý/đơn vị hỗ trợ (forwarder/broker) thay mặt shipper tiến hành các thủ tục cho hàng trả về và đại diện shipper thanh toán các chi phí có liên quan. (có thể là bản gốc hoặc e-mail chính thức).
- Packing List + Commercial Invoice + Heath Cert
Đơn vị vận chuyển (forwarder/carrier) chỉ được thực hiện yêu cầu của bạn khi có trong tay đầy đủ các chứng từ được nhắc đến như trên. Tiếp theo đó, đơn vị vận chuyển sẽ kiểm tra tình trạng container hàng như thế nào (đã thông quan hay chưa thông quan tại cảng đích), sau khi kiểm tra họ sẽ xác nhận lại cho bạn rằng container của bạn có được phép quay về origin hay không. Đồng thời sẽ thông báo các chi phí phát sinh đã và có thể sẽ xảy ra.
Tùy đơn vị vận chuyển mà bạn cần phải đặt cọc (deposit) một số tiền theo quy định hoặc là bạn sẽ thanh toán ngay sau khi nhận được hóa đơn với đầy đủ chi phí phát sinh.
Chi phí phát sinh thông thường của hàng bị trả về gồm có:
- Đặt cọc (Deposit nếu đơn vị vận chuyển yêu cầu, số tiền này thường sẽ được ước tính, sau khi có hóa đơn cụ thể, đơn vị vận chuyển sẽ trả lại cho bạn nếu số tiền trên hóa đơn nhỏ hơn số tiền đã đặt cọc, sẽ thu thêm nếu số tiền trên hóa đơn lớn hơn số tiền đã cọc).
- Cước tàu quay về (ocean freight).
- Phí THC tại Qingdao.
- Phí lưu container tại bãi, phí cắm điện (Outstanding destination charges: import demurrange, import detention, power charges, port storage charge,..)
- Phí Hải quan, Lệ phí Hải quan tại Qingdao (Customs clearance and re-export port formalities advised by Forwarder depending on the cargo and formalities case by case.)
- Phụ phí tại Qingdao (nếu có).
- Phí VGM, Manifest, phí chứng từ.
- Phí THC tại VN (Cái Mép/Hồ Chí Minh/Hải Phòng)
- Phí D/O
- Phí vệ sinh cotainer (khi hàng nhập lại về VN)
Sau khi hoàn thành các thủ tục liên quan đến hải quan thì đơn vị vận chuyển sẽ book tàu mới và cấp lại booking mới (tuy nhiên số container cũ lúc xuất sẽ được thể hiện vào booking mới này). Lúc này khi bạn cung cấp SI (Shipping Instruction) thì bạn thể hiện tên trên shipper và consignee đều là tên doanh nghiệp của bạn là AAA COMPANY. Thông tin về cảng đi cảng đích, tên tàu sẽ được thể hiện bởi hãng vận chuyển, những nội dung khác như tên hàng, số lượng,… không thay đổi, bạn thể hiện như BL hàng xuất ban đầu.
Bạn có thể tham khảo các mẫu thư bên dưới, hy vọng giúp ích cho bạn khi cần thiết
Sample/Form/Mẫu
Mẫu thư yêu cầu hàng trả về được phát hành bởi shipper.
*Mẫu thư thỏa thuận được phát hành bởi shipper hoặc consignee, trong thư nêu rõ lý do vì sao không nhận hàng.
Nguồn: https://logisticsinvietnam.vn/