GIÁ TRỊ CỦA VIỆC LƯU TRỮ VÀ BẢO QUẢN NGŨ CỐC
Giới thiệu
Bảo quản ngũ cốc an toàn và hiệu quả là chìa khóa để đảm bảo chất lượng cây trồng và giúp giảm tình trạng mất phí bảo hiểm cho các yêu cầu bồi thường và từ chối nhận hàng.
Việc bảo quản tốt hàng hóa giúp giảm thiểu rủi ro trong chuỗi cung ứng và bảo vệ sự an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Hệ thống phân tích mối nguy hại và điểm kiểm soát tới hạn (Hazard Analysis and Critical Control Point – HACCP) hiện nay là một phần không thể thiếu trong ngành công nghiệp thực phẩm và thức ăn chăn nuôi để kiểm soát các vấn đề an toàn thực phẩm và nó là một yêu cầu pháp lý cho tất cả các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm sau sản phẩm cơ bản (primary production – sản phẩm được sản xuất ra là nguyên liệu thô của của các ngành sản xuất khác).
Vì hầu hết ngũ cốc ở Anh xâm nhập vào chuỗi thức ăn của con người, như thức ăn, thức uống hoặc thức ăn chăn nuôi, việc áp dụng cách bảo quản ngũ cốc dựa trên tiêu chuẩn HACCP đảm bảo rằng cây trồng được chăm sóc phù hợp với phần sau đó của chuỗi cung ứng về vấn đề quan trọng này.
Tính kinh tế của việc bảo quản ngũ cốc
Lợi ích kinh tế chủ yếu của việc bảo quản ngũ cốc không phải là để bán ngũ cốc ngay sau khi thu hoạch, vì việc tích trữ để bán sau này thường sẽ bán được với giá cao hơn. Thông thường, nếu bán lúa mì trong tháng 11 sẽ bán được với giá cao hơn 4 bảng Anh/ tấn so với giá thu hoạch, trong khi đó nếu bán vào tháng 5 thì cao hơn 7 bảng Anh/ tấn.
Hiểu được các chi phí liên quan cũng rất quan trọng: việc xem xét chi phí xây mới/thuê lại và cơ hội/chi phí tài chính của vốn gắn liền với chi phí bảo quản ngũ cốc và cây trồng. Khi thị trường biến động, rủi ro có thể xảy ra là ngũ cốc bị mất giá khi bảo quản thay vì bán trong mùa thu hoạch.Source: https://logisticsinvietnam.vn/
Bảo quản trong điều kiện thay đổi
– Làm mát ngũ cốc và thay đổi khí hậu
Các nghiên cứu gần đây đã xem xét các chiến lược làm mát sẽ bị ảnh hưởng như thế nào trong tương lai do hiện tượng thay đổi khí hậu. Nghiên cứu kết luận rằng dự báo tăng nhiệt độ do biến đổi khí hậu sẽ làm cho các phương án làm mát khó khăn hơn trong tương lai, mặc dù vẫn có thể đạt được nhiệt độ yêu cầu.
– Khả năng kháng côn trùng
Một số loại côn trùng có khả năng kháng một số loại thuốc trừ sâu được cho phép sử dụng hiện nay. Cần cân nhắc để ngăn ngừa sự phát triển khả năng kháng thuốc trừ sâu của các loại côn trùng này. Việc này bao gồm bảo đảm sử dụng đúng liều lượng cho phép của nhà sản xuất và xem xét việc sử dụng một sản phẩm có chứa hoạt chất biến đổi phân tử (mode of action – MOA) so với hóa chất được sử dụng trước đó.
– Quản lý côn trùng tích hợp
Chìa khóa để bảo quản ngũ cốc an toàn là sự tiếp cận quản lý côn trùng tích hợp (intergrated pest management – IPM). Cách tiếp cận IPM kết hợp các chiến lược quản lý và thực tiễn khác nhau để hạn chế thiệt hại do sâu bệnh theo cách tiết kiệm nhất có thể và ít tác động đến môi trường nhất. Như vậy, việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học sẽ được giảm thiểu. Giám sát, phòng ngừa và kiểm soát là những giai đoạn không thể tách rời của cách tiếp cận IPM.
Lợi ích của việc bảo quản ngũ cốc dựa trên tiêu chuẩn HACCP
– Đảm bảo chất lượng ngũ cốc được tốt nhất
– Tập trung nguồn lực để bảo quản các khu vực có nguy cơ hư hại cao hơn
– Giảm thiểu rủi ro trong chuỗi cung ứng
– Giúp đáp ứng yêu cầu của khách hàng và những yêu cầu pháp lý liên quan
MỤC LỤC
Cách sử dụng hướng dẫn này
Đối với từng giai đoạn trong quá trình bảo quản hạt, các mối nguy hiểm chính được xác định và đề xuất các biện pháp phòng ngừa, giám sát và kiểm soát phù hợp.Source: https://logisticsinvietnam.vn/
Các nguyên nhân chính gây hư hỏng ở ngũ cốc
Nguyên nhân lớn nhất của sự hư hỏng ở ngũ cốc được lưu trữ là nấm mốc, côn trùng và sâu bọ. Dưới điều kiện nhất định, một số loại nấm lưu trữ có thể sản sinh ra độc tố nấm mốc như độc tố ochratoxin A.
Chuẩn bị nhà kho
Nếu chỉ vệ sinh sẽ không loại trừ được tất cả các loại sâu bệnh cũng như thuốc trừ sâu trong kho trống. Chuẩn bị kho tốt kết hợp với việc đạt và duy trì nhiệt độ và độ ẩm thích hợp sẽ đảm bảo hạt được lưu trữ an toàn.
Lưu trữ tạm thời
Nên tiến hành sấy hạt có độ ẩm 18% hoặc cao hơn ngay sau khi thu hoạch. Sử dụng bảng tính thời gian lưu kho an toàn của HGCA để xác định hạt cần ưu tiên sấy khô.
Sấy hạt
Đạt được độ ẩm mục tiêu trong thời gian ngắn nhất là việc cần thiết để tránh nguy cơ hình thành độc tố mycotoxin và chất lượng hạt xuống cấp.
Lưu kho dài hạn
Nhiệt độ hạt trên 15°C và hàm lượng độ ẩm trên 14,5% làm tăng nguy cơ côn trùng và sâu bọ phát triển. Làm mát cho phép hạt được lưu trữ ở độ ẩm cao hơn một chút và tăng thời gian lưu kho an toàn.
Gửi hàng
Trong quá trình gửi hàng và vận chuyển, việc giữ cho nhà kho, thiết bị và phương tiện vận chuyển giữ nguyên sự sạch sẽ là rất quan trọng.
Nhận biết côn trùng
Xác định chính xác các loại côn trùng và sâu bọ trong kho là rất quan trọng. Côn trùng trong trồng trọt có thể được tìm thấy trong hạt ngay sau khi thu hoạch nhưng thường sẽ không tồn tại được trong môi trường bảo quản ở nhà kho.
CÁCH SỬ DỤNG HƯỚNG DẪN NÀY
Quy trình bảo quản ngũ cốc
Quy trình bảo quản ngũ cốc, như mô tả trong hình bên dưới, bao gồm cả bảo quản ngũ cốc được sản xuất và bảo quản tại nông trại và bảo quản ngũ cốc từ nhiều nông trại khác nhau ở nhà kho trung tâm. Quá trình bảo quản ngũ cốc được chia thành một số bước mô tả các hoạt động bảo quản ngũ cốc điển hình.
Cách tiếp cận dựa trên rủi ro
HACCP là gì?
– Là một hệ thống đảm bảo an toàn thực phẩm dựa trên việc phòng ngừa các vấn đề về an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi
– Ngành công nghiệp thực phẩm và thức ăn chăn nuôi đã công nhận HACCP là phương tiện hiệu quả nhất giúp kiểm soát các vấn đề an toàn thực phẩm
– Có thể sử dụng được ở tất cả các giai đoạn của chuỗi cung ứng thực phẩm/thức ăn chăn nuôi từ sản phẩm cơ bản đến sản phẩm sử dụng cuối cùng
– Giúp đáp ứng nhu cầu thị trường và sự kỳ vọng về thực phẩm và thức ăn chăn nuôi an toàn
Yêu cầu pháp lý đối với tiêu chuẩn HACCP ở EU áp dụng cho các doanh nghiệp thực phẩm tại bất kỳ thời điểm sản xuất nào sau sản phẩm cơ bản. Ngũ cốc được bảo quản ở nhà kho trung tâm nếu nó không phải là sản phẩm cơ bản và do đó cần phải thực hiện các thủ tục dựa trên nguyên tắc HACCP. Yêu cầu pháp lý đối với tiêu chuẩn HACCP cũng áp dụng đối với thức ăn chăn nuôi và do đó cũng áp dụng đối với các loại cây trồng dùng làm thức ăn chăn nuôi.Source: https://logisticsinvietnam.vn/
Về mặt thực tế, điều này có nghĩa là tiêu chuẩn HACCP không bắt buộc đối với các hoạt động sản xuất nông nghiệp thông thường, bao gồm cả việc bảo quản ngũ cốc. Tuy nhiên, các nguyên tắc HACCP vẫn thuận lợi cho việc xác định rủi ro được sử dụng trong hướng dẫn này.
HACCP bao gồm việc xác định và phân tích các mối nguy liên quan đến tất cả các giai đoạn trong hoạt động sản xuất. Sự nguy hại của mối nguy có thể được xác định bằng định lượng rủi ro. Điểm kiểm soát tới hạn (Critical Control Points – CCPs) được xác định và áp dụng các biện pháp ngăn ngừa thích hợp nhằm ngăn ngừa sự xuất hiện của mối nguy.
Hệ thống HACCP cũng yêu cầu việc xác định mối nguy phải chính xác và các biện pháp kiểm soát phải phù hợp và có thể quản lý được hiệu quả. Thực hành tốt, như được định nghĩa trong hướng dẫn này, sẽ giúp cung cấp bằng chứng rằng một ngũ cốc trữ theo tiêu chuẩn HACCP là đạt chất lượng.
Các thuật ngữ được sử dụng
Nguy hiểm: Một tác nhân sinh học, hóa học hoặc vật lý trong thực phẩm hoặc thức ăn chăn nuôi có khả năng gây ra tác động xấu đến sức khoẻ. Các ví dụ về nguy hiểm đối với ngũ cốc là vi khuẩn Salmonella (sinh học), dư lượng thuốc trừ sâu (hóa học) và thủy tinh (vật lý).
Phân tích nguy hiểm: Quá trình thu thập và đánh giá thông tin về các mối nguy hiểm để quyết định mối nguy hiểm nào thật sự nguy hại và cần được giải quyết theo tiêu chuẩn HACCP. Tầm quan trọng của mối nguy trong hướng dẫn này đã được xác định bằng một đánh giá số liệu về rủi ro.
Biện pháp dự phòng: Hành động hoặc hoạt động được sử dụng để ngăn ngừa hoặc loại bỏ mối nguy hiểm đối với an toàn thực phẩm hoặc giảm nó xuống mức chấp nhận được (còn được gọi là “biện pháp kiểm soát”).
Thủ tục giám sát: Một quy trình quan sát hoặc đo lường các biện pháp dự phòng. Các ghi chép của quá trình giám sát cung cấp bằng chứng rằng kiểm soát có hiệu quả (còn gọi là ‘thủ tục kiểm tra’).
Hành động khắc phục: Bất kỳ hành động nào được thực hiện khi kết quả giám sát cho thấy mất sự kiểm soát hoặc xu hướng mất kiểm soát, từ đó làm tăng nguy cơ rủi ro. Hành động khắc phục bao gồm việc xem xét làm thế nào để lấy lại sự kiểm soát và cần phải làm gì với sản phẩm có khả năng không an toàn.
Rủi ro: Một yếu tố được xác định bằng cách nhân khả năng xảy ra và mức độ nghiêm trọng của mối nguy hiểm khi không có các biện pháp phòng ngừa. Mỗi mối nguy hiểm trong hướng dẫn này được tính theo khả năng xảy ra và mức độ nghiêm trọng, và mức độ nguy hại tổng thể được xếp hạng thành các mức rủi ro cao (3 sao), rủi ro vừa (2 sao) hoặc rủi ro thấp (1 sao). Mức rủi ro cao thể hiện mối nguy hại lớn về an toàn thực phẩm và CCP.
Điểm kiểm soát tới hạn (CCP): Một quy trình mà việc kiểm soát có thể được áp dụng và là điều thiết yếu giúp ngăn ngừa hoặc loại bỏ mối nguy về an toàn cho thực phẩm hoặc giảm xuống ở mức độ chấp nhận được. Nếu kiểm soát thất bại tại thời điểm này, rủi ro về an toàn thực phẩm sẽ tăng lên.
HACCP (phân tích mối nguy hại và điểm kiểm soát tới hạn): Một hệ thống xác định, đánh giá và kiểm soát các mối nguy hại đối với an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi.
CÁC NGUYÊN NHÂN CHÍNH GÂY HƯ HỎNG Ở NGŨ CỐC
Nguyên nhân chính gây hư hỏng ở ngũ cốc là nấm, côn trùng và sâu bọ. Các loại nấm và côn trùng được tìm thấy trong trồng trọt khác với các loại nấm và côn trùng trong bảo quản. Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng một số loại côn trùng và sâu bọ trong sản phẩm được bảo quản có thể mang các bào tử nấm, bao gồm cả bào tử nấm Penicillium verrucosum, có thể sản sinh độc tố ochratoxin A.
Nấm và mycotoxin (độc tố trong nấm mốc)
Nấm có thể phát triển trên ngũ cốc khoảng từ độ ẩm 14.5% (đối với hạt có dầu là từ độ ẩm 7.5-8%) trở lên và có thể làm hạt nóng lên và không gieo trồng được.
Trong đó:
- A – Loài nấm Aspergillus có thể gây hại cho sự nảy mầm và làm hạt nóng lên từ từ.
- B – Loài nấm Penicillium, bao gồm các loại nấm sản sinh độc tố.
- C – Nấm phân rã/nấm thực địa, ví dụ như loài nấm Fusarium và các sinh vật làm nóng, ví dụ như loài nấm Absidia có khả năng gây bệnh cho phổi của nông dân.
- D – Nấm chịu nhiệt, là loài nấm phát triển mạnh ở nhiệt độ rất cao, ví dụ như nấm trong thùng ủ phân.
Ở Anh, loài nấm chính có khả năng gây ra các vấn đề trong ngũ cốc bảo quản là Penicillium verrucosum. Trong điều kiện thích hợp (độ ẩm 18% trở lên), loại nấm này có thể sản sinh độc tố mycotoxin, ochratoxin A (OTA). EU quy định mức cho phép của OTA là 5 phần tỷ đối với ngũ cốc. Trường hợp hạt được bảo quản trên độ ẩm 18%, mức này có thể được vượt quá trong hai tuần nếu nhiệt độ đủ cao.
Sâu bọ
Sâu bọ rất nhỏ (độ dài nhỏ hơn 0,5mm) và sinh sản nhanh chóng trong điều kiện thuận lợi. Tuy nhiên, chúng dễ bị mất nước và chết nếu độ ẩm tương đối thấp. Hầu hết các loài sâu bọ không sinh sản được nếu độ ẩm tương đối dưới 65%. Số lượng sâu bọ ở bề mặt có thể giảm nếu độ ẩm bề mặt dưới 65% độ ẩm tương đối vào mùa xuân.
Sâu bọ có thể gây hại trực tiếp cho hạt bằng cách ăn mầm hoặc ăn rỗng hạt có dầu và cũng có thể làm hư hại hạt. Sâu bọ có thể gây dị ứng mạnh, mặc dù các phản ứng dị ứng nói chung chỉ thấy được khi tiếp xúc với số lượng sâu bọ rất lớn. Những loài sâu bọ ăn thịt cũng có thể có mặt ở nơi có rất nhiều loài sâu bọ trong bảo quản.
Người ta dùng các phương pháp kiểm soát vật lý để kiểm soát sâu bọ. Nếu hạt đạt độ ẩm đến 14,5% thì sâu bọ không thể sinh sản. Làm mát ngũ cốc đến 5OC cũng ngăn ngừa sự phát triển của sâu bọ.Source: https://logisticsinvietnam.vn/
Mặc dù phương pháp này bảo vệ hạt, nhưng vào mùa đông, độ ẩm lớp bề mặt của hạt có thể tăng và có thể sâu bọ sẽ xuất hiện trên lớp bề mặt này. Các phương pháp hóa học cũng có thể được sử dụng để kiểm soát sâu bọ nhưng khả năng kháng các loại thuốc trừ sâu phổ biến ở các loài sâu bọ đang tăng và phương pháp hóa học cũng không thể kiểm soát được.
Côn trùng
Côn trùng phát triển trong môi trường bảo quản ngũ cốc có thể sinh sôi ở nhiệt độ thấp và có độ ẩm. Ngay cả một con côn trùng trong một 1kg ngũ cốc cũng có thể làm lây nhiễm nghiêm trọng.
Các loài côn trùng sơ cấp có thể tồn tại trên ngũ cốc từ vụ thu hoạch trước và sau đó sẽ lây lan sang hạt mới khi được đưa vào kho. Vì thế, vệ sinh nhà kho sạch sẽ là bước đầu tiên để loại bỏ côn trùng và các vấn đề về lây nhiễm dịch bệnh.
Các loài côn trùng thứ cấp như bọ cánh cứng hay mọt chỉ làm hỏng ngũ cốc trong một điều kiện nào đó. Vệ sinh nhà kho sạch sẽ là chìa khóa để phòng ngừa các loại côn trùng này.Source: https://logisticsinvietnam.vn/
Ở Anh, các loài côn trùng gây hại cho ngũ cốc là hai loài: bọ cánh cứng răng cưa, Oryzaephilus surinamensis, và mọt ngũ cốc, Sitophilus granarius.
Mọt ngũ cốc sinh sống bên trong hạt, làm cho việc phát hiện mọt sớm khá khó khăn. Mọt ăn rỗng hạt từ bên trong và sau đó người ta phát hiện ra mọt khi nó đã lớn.
Các loại côn trùng khác sinh sống bên ngoài hạt và ăn gãy hạt.
Có các loài côn trùng có khả năng lan truyền trong nhà kho. Loài này sinh sản được ở nhiệt độ tương đối thấp. Khi kho không được quản lý tốt thì có thể gây ra “điểm nóng”, ở đó hoạt động của côn trùng có thể làm tăng nhiệt độ và làm hỏng hạt và là môi trường tốt cho bọ cánh cứng răng cưa sinh sống. Nhiệt độ tăng lên cao hơn sẽ là môi trường sinh sống cho cánh cứng đỏ.
Xác định đúng loại côn trùng rất quan trọng. Cả kết cấu nhà kho và ngũ cốc đều phải được giám sát để phát hiện ra côn trùng và đặt bẫy diệt sớm nhất có thể. Các bẫy nên được đặt cách nhau 4-5 mét.
Bẫy nên được đặt cả trên bề mặt và khoảng 5-10cm dưới bề mặt để theo dõi các loài côn trùng với các hoạt động khác nhau.
Ví dụ về các mối nguy hiểm vật lý, sinh học và hóa học
Loại nguy hiểm |
Mô tả | Ví dụ |
Sinh học | Các vi sinh vật gây bệnh có thể gây nhiễm trùng hoặc ngộ độc thực phẩm cho người tiêu dùng. Sự ô nhiễm hạt có thể từ người, thiết bị, bao bì hoặc môi trường (ví dụ sâu bệnh, các hoạt động trước đó, bao gồm nhà ở của vật nuôi, các hoạt động lân cận). | E. coli, Salmonella |
Hóa học | Dư lượng chất hóa học có thể làm cho sản phẩm không được chấp nhận hoặc bất hợp pháp nếu vượt quá mức dư lượng tối đa theo quy định. | Dư lượng thuốc trừ sâu, dầu khoáng, polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs), chất làm sạch |
Phần dư độc tố nấm mốc được hình thành do sự phát triển của nấm mốc trong hạt. | Ochratoxin A (OTA) | |
Vật lý | Các yếu tố bên ngoài có thể gây nhiễm bẩn hạt. Các yếu tố này có thể gây hại cho người tiêu dùng hoặc làm cho hạt không được khách hàng chấp nhận. | Kính, kim loại (ví dụ ốc vít và bu lông), đá, gạch bê tông, gỗ, động vật gây ô nhiễm (ví dụ động vật gặm nhấm hoặc chim), vỏ đạn, chì, bồ câu |
Các vật liệu bên ngoài (chất gây dị ứng) có thể gây ô nhiễm hạt từ các sản phẩm được bảo quản trước đây hoặc gần đó và gây dị ứng cho người tiêu dùng. | Hạt đậu nành, đậu phộng, các loại hạt | |
Côn trùng có thể gây ô nhiễm hạt và có thể tăng lên trong kho và làm hạt không được khách hàng chấp nhận. | Côn trùng và sâu bọ |
CHUẨN BỊ NHÀ KHO
Chuẩn bị nhà kho là một bước quan trọng để bảo quản ngũ cốc an toàn, cho dù hạt được bảo quản tạm thời hay trong thời gian dài. Sự kết hợp các chiến lược quản lý và thực tiễn khác nhau để hạn chế thiệt hại do sâu bệnh theo cách tiết kiệm nhất và ít ảnh hưởng đến môi trường nhất, sẽ giúp giảm thiểu lượng sử dụng thuốc trừ sâu hoá học.
Nếu chỉ quan tâm đến vệ sinh kho sạch sẽ thì không loại bỏ được tất cả các loại sâu bệnh trong kho trống hoặc không cần sử dụng đến thuốc trừ sâu. Việc chuẩn bị kho tốt kết hợp với việc đạt được và duy trì nhiệt độ và độ ẩm thích hợp sẽ đảm bảo cho bảo quản ngũ cốc được an toàn.
Vệ sinh nhà kho
Vệ sinh nhà kho là bước quan trọng để loại bỏ các nguồn lây nhiễm từ nấm, côn trùng và sâu bọ. Côn trùng và sâu bọ hầu hết sản sinh từ kết cấu và các thiết bị của nhà kho.
Các loài côn trùng sơ cấp có thể xuất hiện trong các kho trống – thậm chí một lượng nhỏ ngũ cốc còn sót lại trước đây cũng có thể là nguồn thức ăn cho chúng.
Kho phải được vệ sinh sạch sẽ trước khi đưa hàng vào. Hãy sử dụng máy hút bụi công nghiệp để loại bỏ các vụn rác. Hãy đảm bảo rằng rác, bao gồm cả rác đã được hút bụi, được loại bỏ hoàn toàn ngay sau khi làm vệ sinh và được xử lý ở khu vực cách xa kho.
Giám sát
Hãy đặt bẫy côn trùng ở các góc và tại các nút nối tường/sàn mỗi 4-5 mét quanh kho và kiểm tra hàng tuần. Nếu phát hiện được côn trùng hoặc sâu bọ, hãy đặt thêm bẫy để xác định nguồn gây nhiễm và sử dụng các biện pháp vệ sinh bổ sung để loại bỏ tận gốc. Nếu dịch hại xảy ra thường xuyên hay lan rộng, hãy cân nhắc việc áp dụng một loại thuốc trừ sâu được cho phép sử dụng vào kết cấu của tòa nhà. Hãy thay bẫy hai ngày sau khi đặt bẫy để theo dõi tính hiệu quả.
Hệ thống băng tải thường chứa lượng nấm đáng kể, tên khoa học là Penicillium verrucosum, so với các khu vực khác trong nhà kho. Loài nấm này có thể tạo ra chất độc myratotoxin A (OTA) trong điều kiện thích hợp. Để giảm thiểu rủi ro, cần đặc biệt chú ý dọn sạch các ngũ cốc còn sót lại từ trước và vệ sinh sạch sẽ máy móc (bao gồm cả máy gặt kết hợp, hệ thống băng chuyền,…) và cả những khu vực khó tiếp xúc trong nhà kho, đồng thời đảm bảo an toàn lao động.
Xử lý
Các sản phẩm hiện đang được cho phép sử dụng ở Anh là các biện pháp xử lý kết cấu hoặc xử lý hạt có thể được tìm thấy trên website của Cơ quan Quản lý Hóa chất (Chemicals Regulation Directorate) www.pesticides.gov.uk
Các đặc điểm của nhà kho chứa ngũ cốc đạt tiêu chuẩn
- Sạch sẽ
- Khô ráo
- Thông gió tốt
- Có đèn chống vỡ
- Trang thiết bị hoạt động đúng chức năng
- Ngăn được chim chóc và động vật gặm nhấm xâm nhập
- Có khả năng chống nước (không bị rò rỉ và hệ thống thoát nước không bị vỡ)
- Không bị nhiễm bẩn vật lý
- An toàn
Các nguy cơ chính và biện pháp phòng ngừa
Mối nguy hiểm | Đánh giá rủi ro | Biện pháp phòng ngừa | Thủ tục giám sát | Hành động khắc phục |
Xuất hiện nấm có khả năng gây độc mycotoxin | 2 sao | Vệ sinh các thiết bị và nhà kho | Kiểm tra trực quan sự sạch sẽ | Vệ sinh sạch sẽ các loại nấm |
Xuất hiện côn trùng và sâu bọ | 2 sao | Vệ sinh các thiết bị và nhà kho và giám sát | Giám sát việc sử dụng bẫy | Sử dụng thuốc trừ sâu với liều lượng phù hợp nếu phát hiện côn trùng và/hoặc sâu bọ |
Có dư lượng thuốc trừ sâu | 1 sao | Sử dụng sản phẩm được cho phép với liều lượng phù hợp | Kiểm tra ghi chép về sử dụng thuốc trừ sâu | Xem lại việc sử dụng thuốc trừ sâu |
Xuất hiện động vật gặm nhấm và phân của động vật gặm nhấm | 1 sao | Vệ sinh nhà kho, loại bỏ các chỗ ẩn náu tiềm năng và ngăn chặn từ cửa ra vào | Kiểm tra sự tồn tại của động vật gặm nhấm trong nhà kho | Sử dụng thuốc diệt động vật gặm nhấm với liều lượng cho phép; vệ sinh và phòng chống động vật gặm nhấm |
Xuất hiện chim chóc và phân chim | 1 sao | Vệ sinh sạch sẽ và ngăn chặn từ cửa ra vào | Kiểm tra sự tồn tại của chim chóc trong nhà kho | Vệ sinh và phòng chống các loài chim |
Thủy tinh | 1 sao | Thủ tục kiểm soát thủy tinh | Kiểm tra sự tương thích với các thủ tục | Loại bỏ và thay thế hoặc bảo vệ thủy tinh |
Mức độ đánh giá rủi ro của HACCP: rủi ro cao (3 sao), rủi ro vừa (2 sao), rủi ro thấp (1 sao)
Chuẩn bị nhà kho trước mùa thu hoạch
Kiểm tra và xử lý
– Sau khi vệ sinh nhà kho, cần kiểm tra sự tồn tại của côn trùng bằng cách sử dụng bẫy, ví dụ như bẫy sàn hoặc túi mồi (bait bag), đặt ở ở các góc và tại các nút nối tường/sàn mỗi 4-5 m quanh nhà kho. Cần lưu ý túi mồi không chứa chất gây dị ứng
– Trường hợp phát hiện sự nhiễm bẩn, hãy đặt thêm bẫy để phát hiện được nguyên nhân từ đâu
– Các biện pháp vệ sinh tại nguồn gây nhiễm bẩn có thể giúp loại bỏ được côn trùng nhưng nếu côn trùng phát triển liên tục hoặc lan rộng, hãy cân nhắc việc áp dụng một loại thuốc trừ sâu được cho phép sử dụng vào kết cấu của tòa nhà với liều lượng cho phép từ nhà sản xuấtSource: https://logisticsinvietnam.vn/
– Việc áp dụng các loại thuốc trừ sâu khác được sử dụng bởi nhân viên có kinh nghiệm sẽ bảo vệ nhà kho trong một khoảng thời gian dài, phụ thuộc vào loại bề mặt và nhiệt độ
– Hiệu quả xử lý có thể được theo dõi bằng cách thay bẫy hai ngày kể từ ngày đặt bẫy
– Cần ghi chép lại chi tiết của các biện pháp xử lý
Quy trình xử lý côn trùng
LƯU TRỮ TẠM THỜI
Nếu phải lưu kho sau khi thu hoạch thì trước hết các ngũ cốc cần phải được lưu trữ tạm thời để chờ sấy khô. Trong khoảng thời gian tạm trữ, nếu không được xử lý đúng cách, các ngũ cốc có thể bị hư hỏng do nấm mốc, côn trùng hoặc sâu bọ. Vì vậy, cần đặt bẫy côn trùng trước và trong thời gian tạm trữ.
Với những điều kiện nhất định về nhiệt độ và độ ẩm, sự phát triển của nấm mốc diễn ra rất nhanh và mạnh mẽ. Các loại nấm mốc này có thể sản sinh ra độc tố OTA, đây là loại độc tố có thể gây ung thư cho con người, nó đặc biệt nguy hiểm cho gan, thận và có thể gây ức chế miễn dịch. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể làm giảm sự phát triển của nấm mốc, côn trùng và sâu bọ bằng việc tạm trữ những loại hạt này ở nhiệt độ và độ ẩm thấp hơn so với lúc thu hoạch.
“Việc sấy khô hạt có độ ẩm dưới 18% trong thời gian ngắn nhất là vô cùng cần thiết vì việc sấy khô này giúp ngăn cản nguy cơ hình thành độc tố nấm mốc mycotoxin”.
Các nguy cơ chính và biện pháp phòng ngừa
Mối nguy hiểm | Đánh giá rủi ro | Biện pháp phòng ngừa | Thủ tục giám sát | Hành động khắc phục |
Việc sản sinh độc tố nấm OTA | 3 sao (CCP) | Tiến hành sấy khô ngay đối với những loại hạt có độ ẩm trên 18%; hạt cần được sấy khô đến độ ẩm 14.5% | Tiến hành đo lường độ ẩm và nhiệt độ của hạt và tham khảo bảng tính thời gian lưu kho an toàn của HGCA | Theo dõi chặt chẽ sự thay đổi của độ ẩm; đánh giá việc thực hiện và điều kiện thực tế của hạt |
Sự xuất hiện của nấm mốc tiềm ẩn nguy cơ sản sinh độc tố |
2 sao | Vệ sinh các thiết bị và nhà kho | Kiểm tra nếu có hạt mốc | Tiến hành sấy khô ngay đối với những loại hạt có độ ẩm trên 18%; hạt cần được sấy khô đến độ ẩm 14.5% |
Sự xuất hiện của côn trùng và sâu bọ | 2 sao | Vệ sinh các thiết bị và nhà kho | Dùng bẫy để phát hiện côn trùng và sâu bọ | Xem xét việc sử dụng thuốc trừ sâu nếu côn trùng và/hoặc sâu bọ xuất hiện |
Sự sinh trưởng và phát triển của côn trùng, sâu bọ | 1 sao | Làm mát và sấy khô đến mức được khuyến nghị | Dùng bẫy để phát hiện côn trùng và sâu bọ; tiến hành đo lường độ ẩm và nhiệt độ | Theo dõi chặt chẽ sự thay đổi của độ ẩm; đánh giá việc thực hiện và điều kiện thực tế của hạt |
* Mức độ đánh giá rủi ro của HACCP: rủi ro cao (3 sao), rủi ro vừa (2 sao), rủi ro thấp (1 sao)
* CCP (Critical Control Point – Điểm kiểm soát tới hạn): Là một bước trong quy trình mà việc kiểm soát có thể được áp dụng và là bước thiết yếu để ngăn ngừa hoặc loại bỏ mối nguy hại về an toàn thực phẩm hoặc giảm xuống mức chấp nhận được. Nếu kiểm soát thất bại tại thời điểm này thì nguy cơ về an toàn thực phẩm tăng lên.
SẤY HẠT
- Việc đảm bảo các thiết bị được làm sạch đúng cách trước khi sử dụng sẽ giúp ngăn ngừa hạt bị hư hỏng do bào tử nấm, côn trùng hoặc sâu bọ gây ra
- Nếu tìm thấy vật gây hại trong quá trình làm sạch và xử lý hạt, hãy xem xét đến các biện pháp xử lý thích hợp
- Các biện pháp xử lý chỉ nên được thực hiện bằng cách sử dụng thuốc trừ sâu đã được chấp thuận với tỷ lệ khuyến nghị của nhà sản xuất
- Đảm bảo rằng tỷ lệ chính xác được sử dụng bằng việc bảo trì và hiệu chỉnh thiết bị
Độ ẩm
Quản lý độ ẩm đóng vai trò rất quan trọng trong việc ngăn ngừa hạt bị hư hỏng do nấm mốc và sâu bọ.
Thời gian an toàn để đạt được độ ẩm cần thiết cho việc lưu kho sẽ tùy thuộc vào nhiệt độ của hạt: sự kết hợp giữa độ ẩm cao và nhiệt độ cao dẫn đến nguy cơ phát triển của nấm mốc và sự hình thành độc tố nấm. Bề mặt hạt hấp thụ độ ẩm vào mùa đông. Ngay cả khi độ ẩm trong kho thấp, sự gia tăng độ ẩm bề mặt có thể dẫn đến sự gia tăng số lượng sâu bọ. Đối với một mức độ ẩm cho trước, hạt sẽ an toàn hơn khi nhiệt độ thấp hơn. Điều này là do hạt trao đổi nước với không khí xung quanh, và trong không gian kín, sự trao đổi này tiếp tục cho đến khi đạt được sự cân bằng (độ ẩm tương đối cân bằng – erh). Khi nhiệt độ giảm, sự trao đổi tiếp tục diễn ra.
Sự phát triển của nấm mốc và sự sinh sản của sâu bọ sẽ dừng lại khi độ ẩm tương đối cân bằng đạt dưới 65%.
ngũ cốc và hạt có dầu có những mối quan hệ khác nhau giữa độ ẩm của hạt và độ ẩm tương đối cân bằng, do đó các khuyến nghị đối với độ ẩm mục tiêu là khác nhau.
Đo lường độ ẩm
Có thể đo độ ẩm theo cách gián tiếp hoặc trực tiếp. Trong phương pháp đo trực tiếp (theo tiêu chuẩn ISO/BSI hay còn gọi là ‘Phương pháp Oven’), hạt sẽ được sấy khô ở 130oC cho đến khi khối lượng không thay đổi. Việc xay và kiểm soát nhiệt độ cũng rất quan trọng.Source: https://logisticsinvietnam.vn/
Các thiết bị đo độ ẩm đo gián tiếp bằng cách sử dụng điện trở hoặc điện dung. Chúng ít chính xác hơn phương pháp đo trực tiếp và cần phải hiệu chỉnh thiết bị hàng năm.
Hạt tươi vừa thu hoạch được ghi nhận có độ biến thiên lớn hơn hơn so với hạt được lưu giữ trong một thời gian. Thử nghiệm lặp lại mẫu cho kết quả đo trong khoảng ± 0,3%, do đó lấy đủ mẫu thành phần để đạt được một mẫu đại diện tổng hợp là rất quan trọng. Việc cho phép một sai số an toàn được kiến nghị. Sự sai khác biến thiên trong khoảng ± 0.5% và có thể lớn hơn trong hạt rất ướt, rất khô hoặc tươi.
Lấy càng nhiều mẫu càng tốt và xác định độ ẩm không chậm trễ. Giữ mẫu trong hộp kín nước với không gian trống tối thiểu và ở nhiệt độ không khí. Trộn từng mẫu trước khi thử nghiệm.
Các nguy cơ chính và biện pháp phòng ngừa
Mối nguy hiểm | Đánh giá rủi ro | Biện pháp phòng ngừa | Thủ tục giám sát | Hành động khắc phục |
Việc sản sinh độc tố nấm OTA | 3 sao (CCP) |
Tiến hành sấy khô ngay đối với những loại hạt có độ ẩm trên 18%; hạt cần được sấy khô đến độ ẩm 14.5% | Tiến hành đo lường độ ẩm và nhiệt độ của hạt | Theo dõi chặt chẽ sự thay đổi của độ ẩm; đánh giá việc thực hiện và điều kiện thực tế của hạt |
Sự xuất hiện của nấm mốc trong quá trình làm sạch hạt | 2 sao | Vệ sinh các thiết bị và nhà kho | Kiểm tra trực quan nếu có hạt mốc | Tiến hành sấy khô ngay đối với những loại hạt có độ ẩm trên 18%; hạt cần được sấy khô đến độ ẩm 14.5% |
Thuốc trừ sâu vượt quá mức dư lượng tối đa cho phép do pha chế liều lượng không chính xác | 2 sao | Chỉ sử dụng các sản phẩm được chấp thuận từ nhà sản xuất và phải tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất khi sử dụng; kiểm tra tình trạng và hiệu chuẩn của thiết bị phun. | Kiểm tra các ghi chép về sử dụng thuốc trừ sâu | Đánh giá hiệu quả sử dụng |
Sự xuất hiện của hydrocarbon từ hệ thống sấy khô trực tiếp | 2 sao | Sử dụng loại dầu đốt thích hợp; đảm bảo sự đốt cháy hiệu quả và có đầy đủ hệ thống thông gió | Kiểm tra trước khi sử dụng | Khắc phục những khiếm khuyết |
Sự xuất hiện chất thải của động vật gặm nhấm trong quá trình làm sạch hạt | 1 sao | Làm sạch kho để ngăn chặn sự xâm nhập của các loài gặm nhấm | Kiểm tra sự xuất hiện của chúng | Kiểm tra các biện pháp kiểm chứng; cân nhắc sử dụng các biện pháp kiểm soát |
* Mức độ đánh giá rủi ro của HACCP: rủi ro cao (3 sao), rủi ro vừa (2 sao), rủi ro thấp (1 sao)
* CCP (Critical Control Point – Điểm kiểm soát tới hạn): Là một bước trong quy trình mà việc kiểm soát có thể được áp dụng và là bước thiết yếu để ngăn ngừa hoặc loại bỏ mối nguy hại về an toàn thực phẩm hoặc giảm xuống mức chấp nhận được. Nếu kiểm soát thất bại tại thời điểm này thì nguy cơ về an toàn thực phẩm tăng lên.
Hiệu ứng của độ ẩm
Cụ thể:
- Hạt có độ ẩm từ 18% trở lên: thực hiện sấy khô ngay lập tức
- Độ ẩm dưới 18%: sấy khô trong khoảng thời gian an toàn
- Khi ngũ cốc đạt độ ẩm dưới 14.5% và hạt có dầu đạt độ ẩm 7.5 – 8%, nấm mốc sẽ không thể phát triển và sâu bọ không thể sinh sản
- Độ ẩm thấp nhất chấp nhận được đối với hạt có dầu là 6%
Sấy
Có hai phương pháp cơ bản để sấy hạt – sấy nhiệt độ cao và sấy bằng cách sử dụng không khí ở môi trường xung quanh.
Sấy nhiệt độ cao sử dụng không khí được đốt nóng đến 40°C hoặc cao hơn. Cách sấy này làm khô hạt nhanh và không phụ thuộc vào thời tiết nhưng chi phí cao hơn so với phương pháp sấy khác.Source: https://logisticsinvietnam.vn/
Sấy bằng cách sử dụng không khí ở môi trường xung quanh được sử dụng cho hạt được lưu trữ trong thùng hoặc trên sàn và cách sấy này được thực hiện bằng cách thổi không khí xuyên qua lớp hạt, làm cho hạt nóng lên thêm 5°C. Phương pháp này làm khô hạt chậm hơn so với phương pháp sấy nhiệt độ cao và có khả năng làm cho hạt bị hư hỏng nhưng đổi lại tránh được nguy cơ hạt quá nóng.
Lưu ý: Hạt có dầu sẽ trở nên rất giòn (dễ vỡ) ở độ ẩm thấp vì vậy sấy quá khô có thể là một vấn đề. Hàm lượng axit béo tự do tăng rất nhanh trong hạt vỡ và có thể làm giảm lượng dầu sau khi ép. Có sự khác nhau giữa độ ẩm an toàn nhất để bảo quản lâu dài, ổn định (7.5-8%) và độ ẩm thấp nhất có thể chấp nhận được (6%). Để thực hành tốt đòi hỏi phải có sự cẩn thận trong việc sấy khô và hiệu chuẩn máy đo độ ẩm chính xác.
Sấy nhiệt độ cao
Hydrocarbon thơm đa vòng (PAHs)
Nếu hệ thống sấy sử dụng dầu để đốt cháy, việc tránh nhiễm khí hydrocacbon rất quan trọng.
Việc này có thể đạt được bằng cách đảm bảo rằng nhiên liệu được sử dụng đáp ứng các tiêu chuẩn nhiên liệu thương mại ISDN/ISO và có hiệu quả trong quá trình đốt cháy (bằng cách thiết lập tỷ lệ không khí/nhiên liệu theo khuyến nghị của nhà sản xuất).
Một điều quan trọng nữa là phải đảm bảo có hệ thống thông gió đầy đủ để ngăn cản sự tuần hoàn của khí thải vào trong ống nạp, có thể gây hư hỏng hạt. Một rủi ro nữa là sự phát triển của các hydrocacbon thơm đa vòng (PAHs) nếu như quá trình sấy không đốt cháy hết nhiên liệu.Source: https://logisticsinvietnam.vn/
Sấy bằng cách sử dụng không khí ở môi trường xung quanh
Máy khuấy hạt
Hình thức sấy hạt trên sàn thường khá hiệu quả và tiết kiệm nhưng vào một số mùa thì hình thức sấy này lại tốn kém hơn và có thể không đạt được kết quả tốt. Lúc này máy khuấy hạt có thể được sử dụng để trộn hạt theo chiều dọc, giúp trộn các lớp hạt khô và ẩm với nhau.Source: https://logisticsinvietnam.vn/
HGCA đã phát triển một dự án, được hoàn thành vào năm 2012, xem xét lợi ích tiềm năng của máy khuấy hạt, chủ yếu là làm giảm chi phí và thời gian sấy.
Dự án đã chứng minh rằng khuấy hạt làm giảm thời gian sấy lớp hạt trên cùng với độ ẩm ban đầu với đầy đủ mũi thăm dò hoạt động hiệu quả cho cả lớp hạt.
Độ dày của lớp hạt
Nguy cơ hư hỏng sẽ tăng khi độ dày của lớp hạt vượt quá công suất thiết kế của quạt. Luồng không khí sẽ giảm mạnh và thời gian sấy sẽ chậm lại. Ví dụ, nếu hạt thường được bảo quản với độ dày của lớp hạt là 2.8m và độ ẩm ban đầu của hạt trên 20%, khi độ ẩm tăng lên một đơn vị phần trăm thì độ dày của lớp hạt nên giảm xuống 0.5m.
LƯU KHO DÀI HẠN
Nhiệt độ trên 15˚C làm tăng nguy cơ côn trùng và sâu bọ phát triển. Làm mát hạt nên bắt đầu ngay khi đưa hạt vào kho.
Các nguy cơ chính và biện pháp phòng ngừa
Mối nguy hiểm | Đánh giá rủi ro | Biện pháp phòng ngừa | Thủ tục giám sát | Hành động khắc phục |
Việc sản sinh độc tố nấm OTA | 3 sao (CCP) |
Lưu trữ hạt ở độ ẩm dưới 14,5% và 5oC, trừ lúa mạch thì không nên bảo quản dưới 10oC | Tiến hành kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm thường xuyên | Theo dõi chặt chẽ sự thay đổi của độ ẩm; đánh giá việc thực hiện và điều kiện thực tế của hạt |
Sự phát triển của côn trùng và sâu bọ | 3 sao (CCP) |
Lưu trữ ngũ cốc ở độ ẩm dưới 14,5% và 5oC, trừ lúa mạch thì không nên bảo quản dưới 10oC; hạt có dầu nên được lưu trữ ở độ ẩm 7.5 – 8% và nhiệt độ nhỏ hơn 5oC | Đặt bẫy và kiểm tra bẫy một cách chính xác; kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm thường xuyên | Điều tra nguồn lây nhiễm và bất kỳ thay đổi đáng kể nào trong độ ẩm hoặc nhiệt độ; đánh giá việc thực hiện và điều kiện thực tế của hạt; xem xét đến các biện pháp xử lý |
Sự xuất hiện của dư lượng thuốc trừ sâu | 2 sao | Chỉ sử dụng các sản phẩm được chấp thuận từ nhà sản xuất và phải tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất khi sử dụng; kiểm tra tình trạng và hiệu chuẩn của thiết bị phun. | Kiểm tra các ghi chép về sử dụng thuốc trừ sâu | Đánh giá hiệu quả sử dụng |
Sự xuất hiện chất thải của chim và động vật gặm nhấm | 1 sao | Giữ kho sạch sẽ và ngăn chặn sự xâm nhập từ bên ngoài | Kiểm tra sự tồn tại của chim và động vật gặm nhắm | Kiểm tra các biện pháp kiểm chứng; cân nhắc các lựa chọn kiểm soát |
Sự xuất hiện của thủy tinh | 1 sao | Thực hiện các thủ tục kiểm soát thủy tinh | Kiểm tra sự tuân thủ các thủ tục | Loại bỏ và thay thế hoặc bảo vệ |
* Mức độ đánh giá rủi ro của HACCP: rủi ro cao (3 sao), rủi ro vừa (2 sao), rủi ro thấp (1 sao)
* CCP (Critical Control Point – Điểm kiểm soát tới hạn): Là một bước trong quy trình mà việc kiểm soát có thể được áp dụng và là bước thiết yếu để ngăn ngừa hoặc loại bỏ mối nguy hại về an toàn thực phẩm hoặc giảm xuống mức chấp nhận được. Nếu kiểm soát thất bại tại thời điểm này thì nguy cơ về an toàn thực phẩm tăng lên.
Lưu trữ hồ sơ, bằng điện tử hoặc trên giấy, cho phép xác định được những thay đổi về tình trạng của hạt. Điều này có thể cho ta biết sớm các vấn đề tiềm ẩn của hạt.
Làm mát với độ thông gió thấp
Nhiệt độ trên 15oC có thể làm gia tăng sự phát triển của côn trùng và sâu bọ. Hạt sau khi thu hoạch thường khá ấm và là một chất cách điện tốt, do đó giữ nhiệt rất lâu. Làm mát hạt giúp cho hạt được lưu trữ ở độ ẩm cao hơn và tăng thời gian lưu trữ an toàn. Ngoài ra, làm mát còn giúp cân bằng nhiệt độ và ngăn ngừa sự thay đổi của độ ẩm.
Hạt nên được làm mát bởi độ thông gió thấp (10m3/giờ/tấn hoặc 6ft3/phút/tấn) và nên làm mát ngay khi các đường ống dẫn khí được đảm bảo.
Hiệu ứng của nhiệt độ
Cụ thể:
+ Trên 40oC, hầu hết côn trùng chết trong vòng một ngày.
+ Từ 25oC – 40oC: hầu hết côn trùng sinh sản nhanh chóng ở nhiệt độ từ 25-33oC.
+ Từ 15oC – 25oC: hình thành độc tố nấm mốc.
+ Từ 12oC – 15oC: hầu hết côn trùng không thể sinh sản ở nhiệt độ dưới 15oC, tuy nhiên sâu bọ có thể sinh sôi, nảy nở ở nhiệt độ 12oC.
+ 5oC: sâu bọ và các vi khuẩn khác có thể gia tăng (mặc dù rất chậm)
+ Dưới 5oC: các côn trùng không thể hoạt động và chết dần.
“Nhiệt độ giảm nhanh hơn khi sử dụng quạt tự động so với quạt điều chỉnh bằng thủ công”
Điều khiển vi sai
Điều khiển vi sai được đưa ra nhằm làm hiệu quả hơn quá trình làm mát hạt. Bộ điều khiển vi sai chỉ bật công tắc quạt làm mát khi nhiệt độ không khí thấp hơn nhiệt độ của hạt.
Phương pháp này đảm bảo hệ thống làm mát có thể vận hành bất cứ khi nào nhiệt độ không khí xuống thấp hơn nhiệt độ của hạt và tự động ngắt công tắc khi hạt đạt đến nhiệt độ của môi trường xung quanh. Như vậy phương pháp này sẽ làm giảm số giờ quạt để hạt đạt nhiệt độ mong muốn so với hệ thống quạt điều chỉnh bằng thủ công và do đó tiết kiệm năng lượng hơn.
Các cảm biến xung quanh nên được đặt gần cửa quạt nhưng ở vị trí không ảnh hưởng bởi lượng nhiệt sinh ra từ quạt.Source: https://logisticsinvietnam.vn/
Đầu cảm biến nên được đặt trong vùng có nhiều hạt để quá trình làm mát được chậm nhất và không nên để quá gần bề mặt để tránh bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ của môi trường xung quanh. Hiệu quả của bộ điều khiển vi sai với sai số 4-6oC đã được chứng minh trong cả mô phỏng máy tính và thực nghiệm.
Hạt sẽ không bị ẩm nếu sử dụng bộ điều nhiệt vi sai để làm mát (sai số 4-6oC).
Hạt sẽ bị ẩm khi thổi nếu:
- Tốc độ thông gió lớn
- Có sự ngưng tụ quanh các ống dẫn vào mùa xuân
- Mưa chảy vào quạt làm mát không được bảo vệ bên ngoài
- Có sương mù dày đặc
Hút không khí qua hạt có thể làm tăng độ ẩm tự nhiên của hạt trong suốt mùa đông, và có thể làm tăng thêm 1/3 độ dày của lớp hạt.
Độ dày của lớp hạt
- Một nhân tố quan trọng để xác định phương pháp làm mát
- Nếu độ dày của lớp hạt càng lớn thì càng khó làm mát
Chẳng hạn, hạt có dầu luôn có sự kháng lại sự thông gió hơn so với ngũ cốc. Nếu sử dụng hệ thống thông gió được thiết kế cho bảo quản ngũ cốc thông thường thì phải giảm từ 50-70% độ dày của lớp hạt nếu bảo quản hạt có dầu.
Mối liên hệ giữa ống dẫn và độ dày của lớp hạt (m)
Đây là ví dụ điển hình của hệ thống thương mại sử dụng ống dẫn kim loại đường kính 250mm đục lỗ cao 920mm và quạt 70mm wg có thể làm mát khoảng 95 tấn hạt trong 100 giờ thông gió.
Luồng không khí
- Quạt cần có đủ áp lực để vượt qua sự kháng lại do mùa vụ, độ dày của lớp hạt và các đặc tính của đường ống
- Các đường ống cần có đường kính đủ lớn và có diện tích lỗ đục đủ lớn để giảm thiểu sức ép
- Đo lường cần sử dụng thiết bị phong kế có đường kính và chiều dài thích hợp được đặt phía trước hoặc sau quạt.
- Không nên sử dụng máy đo lưu lượng để đo luồng không khí có độ thông gió thấp
Thông gió theo chiều dọc
Hệ thống thông gió theo chiều dọc có thể đạt hiệu quả tương đương hệ thống thông gió theo chiều ngang. Ưu điểm của hệ thống này là tiết kiệm vốn đầu tư và giảm nguy cơ hư hỏng ống dẫn khí trong quá trình dỡ hàng ở kho bằng phẳng. Khoảng cách giữa các ống dẫn khí phụ thuộc vào độ dày của lớp hạt, tuy nhiên khoảng cách thông thường giữa các đường ống từ 4-8m là thích hợp cho kho bằng phẳng. Thổi không khí vào ống dẫn sẽ làm mát hơn 20% so với hút. Hút không khí qua lớp hạt có thể làm tăng độ thẩm thấu trên bề mặt của hạt vào mùa đông và do đó có thể làm gia tăng 1/3 độ dày của lớp hạt. Điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và các chất độc hại, tùy thuộc vào nhiệt độ.Source: https://logisticsinvietnam.vn/
Quy trình làm mát hạt bằng hệ thống thổi khí và hút khí sau 100 giờ làm mát lớp hạt dày 3m (đường mũi tên chỉ hướng đi của luồng không khí)
Sục khí hướng lên hay hướng xuống
Nên thổi không khí lên hơn là hút không khí xuống vì:
- Thổi sẽ phân bổ không khí đều hơn
- Tránh được các “vấn đề” trên bề mặt lớp hạt
- Quạt sinh nhiệt sẽ làm giảm độ ẩm tương đối của dòng không khí được thổi
- Tránh được việc đưa dòng không khí ẩm ướt từ môi trường xung quanh vào lớp hạt
- Có thể tiến hành làm mát được ngay khi các ống dẫn khí được đảm bảo
Hút khí cũng có thể hữu ích trong một số trường hợp sau:
- Có vấn đề về ngưng tụ bên trong mái nhà, mặc dù nếu nhà kho thông gió tốt sẽ khắc phục được vấn đề này (hút sẽ làm ẩm lớp bề mặt hạt)
- Nguy cơ nước có thể tràn vào ống dẫn khí
- Độ dày của lớp hạt quá lớn sẽ làm nhiệt độ tăng rất cao nếu dùng hệ thống thổi khí
Giám sát
Nhiệt độ
- Theo dõi một vài ngày đến khi đạt được nhiệt độ mong muốn, sau đó kiểm tra nhiệt độ mỗi tuần
- Luôn luôn theo dõi nhiệt độ ở cùng một vị trí
- Các phép đo PHẢI được thực hiện ở nơi làm mát lâu nhất ví dụ như nơi xa quạt nhất trong hệ thống thổi khí, thường là 0.5m dưới bề mặt và giữa các đường ống
- Sử dụng đầu cảm biến nhiệt độ hạt đạt chuẩn (cặp nhiệt điện)
Độ ẩm
- Theo dõi độ ẩm ở nhiều vị trí khác nhau (trong cùng một khoảng thời gian)
- Ghi lại độ ẩm ít nhất mỗi tháng một lần vào mùa đông
- Mức độ ẩm được cho phép với sai số an toàn: sai số thường là ±0.5% và có thể nhiều hơn khi hạt rất ẩm, rất khô hoặc vẫn còn tươi sau khi thu hoạch
Côn trùng và sâu bọ
- Cần phát hiện sớm để ngăn chặn số lượng côn trùng và sâu bọ tăng lên
- Dùng bẫy thì hiệu quả hơn gấp 10 lần so với lấy mẫu khi phát hiện côn trùng số lượng ít
- Một số bẫy được đặt trong kho, số khác được đặt vào trong lớp hạt
- Khi sử dụng bẫy, hãy đặt chúng ở trên và dưới bề mặt lớp hạt (ví dụ có thể kết hợp sử dụng máy thăm dò và đặt bẫy, hoặc đặt các cặp bẫy PC) để phát hiện được các loại côn trùng khác nhau
- Nên đặt bẫy trên toàn bộ lớp hạt mỗi 4-5m
- Theo dõi hàng tuần cho đến khi hạt đạt được nhiệt độ mong muốn (5oC) sau đó duy trì nhiệt độ của hạt hàng tháng, cho đến mùa xuân khi nhiệt độ tăng và côn trùng hoạt động mạnh mẽ hơn thì chúng ta quay lại theo dõi hàng tuần
- Theo dõi kết cấu của tòa nhà
- Mỗi khi kiểm tra bẫy thì nên ghi chép lại và bản ghi chép nên được lưu giữ lại
Các biện pháp kiểm soát
Dư lượng thuốc trừ sâu
- Đưa ra một số biện pháp bảo vệ sau một thời gian dài sử dụng
- Có thể mất thời gian khi kiểm soát sự xâm nhập hiện tại
- Việc kiểm soát có thể mất thời gian hơn khi nhiệt độ thấp, tùy vào loại hoạt chất
Khử trùng
- Tiến hành nhanh chóng nhưng phải xâm nhập và khử trùng tĩnh vào lớp hạt
- Kiểm soát được tất cả các giai đoạn của xâm nhiễm trong một lần xử lý nếu áp dụng chính xácSource: https://logisticsinvietnam.vn/
Đất điatomit (Diatomaceous earth – DE)
- Dùng để giết côn trùng và sâu bọ
- Tác dụng chậm
- Một số chuỗi cung cứng không chấp nhận biện pháp này do vấn đề sức khỏe và sự an toàn vì đất có thể bám vào hạt và làm hư hỏng máy móc
Đặt bẫy so với lấy mẫu
- Mối quan hệ giữa số lượng côn trùng thực tế và số lượng côn trùng bắt được ở bẫy không thể đoán chính xác được do sự phức tạp của điều kiện môi trường và hành vi côn trùng
- Đặt bẫy cho biết được số lượng côn trùng tăng lên hay giảm đi
- Hình thức lấy mẫu hạt và sau đó tiến hành kiểm tra để phát hiện côn trùng và sâu bọ có thể được sử dụng, tuy nhiên cách này ít hiệu quả hơn dùng bẫy.
- Cũng có một cách khác là kiểm tra sâu bọ trên bề mặt của lớp hạt
GỬI HÀNG
Trong quá trình gửi hàng và vận chuyển, việc giữ gìn cơ sở vật chất, phương tiện và trang thiết bị vận chuyển sạch sẽ rất quan trọng. Lượng hạt còn sót lại trên các phương tiện vận chuyển có thể là nguồn gốc của sự phát triển của côn trùng và sâu bọ, vì vậy cần loại bỏ lượng hạt còn sót lại này trên phương tiện sau khi vận chuyển.
Nếu hạt được vận chuyển đến một cơ sở lưu trữ khác thì các bước bảo quản ở trên mới được xem là cần thiết. Tùy thuộc vào độ ẩm và nhiệt độ của hạt lúc gửi đi, điều kiện bảo quản tối ưu có thể đạt được nhanh hơn.
Các nguy cơ và biện pháp phòng ngừa
Mối nguy hiểm | Đánh giá rủi ro | Biện pháp phòng ngừa | Thủ tục giám sát | Hành động khắc phục |
Xuất hiện các bào tử nấm | 1 sao | Dọn sạch thiết bị và phương tiện vận chuyển | Kiểm tra trực quan |
Vệ sinh sạch sẽ các loại nấm |
Xuất hiện côn trùng và sâu bọ | 1 sao | Dọn sạch thiết bị và phương tiện vận chuyển | Kiểm tra trực quan |
Vệ sinh sạch sẽ các loại côn trùng và sâu bọ |
Mức độ đánh giá rủi ro của HACCP: rủi ro cao (3 sao), rủi ro vừa (2 sao), rủi ro thấp (1 sao)
NHẬN BIẾT CÔN TRÙNG
Việc nhận diện đúng loại côn trùng rất quan trọng. Các loài côn trùng trong trồng trọt có thể được tìm thấy sau khi thu hoạch nhưng thường sẽ không tồn tại được trong môi trường bảo quản ở nhà kho.
Nguồn: AHDB
Dịch bởi: https://logisticsinvietnam.vn/
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn thêm theo thông tin dưới đây:
CÔNG TY TNHH EIMSKIP VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 36 Bùi Thị Xuân, Phường Bến Thành, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 028 6264 63 80
Email: info@eimskip.vn