Hàng tồn kho là nỗi ám ảnh của nhiều công ty, nó làm giảm nguồn lực của công ty, ảnh hưởng xuyên suốt và toàn bộ chuỗi cung ứng của doanh nghiêp, bắt đầu từ khâu đặt hàng, sản xuất, phân phối thành phẩm ra thị trường. Ở khía cạnh khác, hàng tồn kho cũng giúp cho doanh nghiệp giữ được vị thế nhất định và đảm bào sự ổn định của chuỗi cung ứng. Vậy làm thế nào để giữ vững sự cân bằng giữa hai yếu tố đối nghịch này là một vấn đề không dễ dàng đối với nhà quản trị chuỗi cung ứng.
Khía cạnh tích cực của hàng tồn kho, chúng ta sẽ đi vào phân tích ở các bài sau, trong bài viết này, chúng tôi chỉ bàn ở góc độ hao phí nguồn lực mà doanh nghiệp phải trả cho hàng tồn kho, và cách thức để giảm thiểu chúng.
Hàng tồn kho tồn tại dưới nhiều hình thức: Nguyên vật liệu đầu vào, nguyên liệu trong quá trình sản xuất, bán thành phẩm, thành phẩm, hàng trên đường vận chuyển, tồn kho tại các điểm bán lẽ. Ở từng khâu tồn kho ,doanh nghiệp đã phải phân chia nguồn lực, làm tăng chi phí, gây ra sức ép tăng giá thành trong dài hạn, dẫn đến kết quả làm giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Do nóng vội, doanh nghiệp đã cắt giảm tồn kho đột ngột và hậu quả là ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ chuỗi cung ứng, hậu quả dễ thấy nhất là doanh nghiệp bị giảm khả năng phục vụ, khả năng đáp ứng, dẫn đến mất khách hàng, hậu quả còn nặng nề hơn.
Doanh số giải quyết mọi vấn đề, bao gồm cả vấn đề tồn kho. Một cái bẫy mà doanh nghiệp thường hay mắc phải là đầy mạnh chính sách hấp dẫn hơn cho đại lý (nhà phân phối) để kích thích họ đặt hàng nhiều hơn, thì doanh nghiệp coi như đã giải quyết được vấn đề tồn kho. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ kéo dài trong thời gian ngắn và tồn kho của doanh nghiệp sẽ tăng trở lại do nhà máy vẫn phải sản xuất, trong khi tồn kho vẫn còn rất lớn trong kho của các nhà phân phối. Một giải pháp ổn định nhất và bền vững nhất mà doanh nghiệp nên chú trọng là giài pháp marketing tích hợp, nó sẽ giúp mang người tiêu dùng cuối cùng đến với nhà phân phối, đến các cửa hang bán lẻ, gián tiếp tác động lên chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Ở khâu up-stream của chuỗi cung ứng, doanh nghiệp cần quản lý thời điểm và số lượng đặt hàng nguyên vật liệu phù hợp để tránh bị vỡ chuỗi cung ứng do thiếu nguyên vật liệu sản xuất.
Ngoài ra, các giải pháp tích hợp mà các công ty đa quốc gia như: Amazon, Dell, Eimskip Logistics…áp dụng, mà điển hình nhất là giải pháp VMI (Vendor Management Inventory) mà Eimskip áp dụng ở thị trường Việt Nam, thông qua tích hợp chéo các chuỗi cung ứng giữa nhà sản xuất, nhà bán buôn, bán lẻ và người tiêu dùng cuối cùng. Giải pháp VMI lấy tiêu chí chia sẻ tồn kho giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng, tận dụng lợi thế tồn kho của nhau để đạt đến mục đích cuồi cùng là giảm tồn kho chung nhưng vẫn duy trì lợi thế. Hệ thống VMI hoạt động trên nền tảng công nghệ thông tin tiên tiến và tính kỷ luật, nghiêm ngặt của của những đơn vị vận hành chúng. Mục đích của nó là gián tiếp giúp doanh nghiệp giảm giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng dịch vụ.
Hy vọng một ngày không xa, sản phẩm của doanh nghiệp VN sẽ có vị thế vững chắc hơn trên thị trường với chất lượng tốt hơn và giá cả cạnh tranh hơn.
Nguồn: https://logisticsinvietnam.vn/
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn thêm theo thông tin dưới đây:
CÔNG TY TNHH EIMSKIP VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 36 Bùi Thị Xuân, Phường Bến Thành, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 028 6264 63 80
Email: info@eimskip.vn