Bảo hiểm hàng hóa là loại bảo hiểm sẽ đền bù cho người mua hoặc người bán khi có tổn thất hay mất mát xảy ra đối với hàng hóa.
Mặc dù bảo hiểm đã tồn tại trong nhiều thế kỷ, người ta vẫn luôn có ác cảm với việc mua bảo hiểm. Về bản chất, bảo hiểm là lợi ích vô hình, chỉ có thể được kiểm chứng trong các hoàn cảnh bất lợi, mà không có gì bất lợi hơn tổn thất hàng hóa.
Các tổn thất có thể xảy ra từ:
- Vận chuyển địa phương (giao hàng từ tuyến đường này qua tuyến đường khác, thành phố này qua thành phố khác)
- Vận chuyển trong cùng một tỉnh/thành phố
- Vận chuyển trong cùng một quốc gia
- Vận chuyển trong một khối kinh tế như EU
- Vận chuyển toàn cầu
Có rất nhiều hình thức và loại thị trường/loại hàng trên thế giới
Và nơi nào có hàng hóa thì nơi đó có khả năng xảy ra tổn thất hoặc mất cắp hoặc vứt bỏ hàng hóa.
Tổn thất hàng hóa xảy ra như thế nào?
Trong mỗi lô hàng, nhà vận chuyển ký hợp đồng vận chuyển hàng hóa từ điểm A đến điểm B bằng đường sắt, đường bộ, đường biển, đường thủy nội địa hoặc kết hợp các phương thức này. Nhà vận chuyển có thể là nhà xe, công ty vận tải đường sắt hoặc hãng tàu.
Mỗi nhà vận chuyển sử dụng CTU (Cargo Transporting Unit – đơn vị vận chuyển hàng hóa) ví dụ như container đường biển, container đường sắt & đường bộ, toa xe lửa hoặc bất cứ một đơn vị nào tương tự sử dụng trong vận chuyển đa phương thức.
Hàng hóa đóng trong một CTU sẽ gặp rất nhiều sự va chạm khi vận chuyển – cho dù là vận chuyển đường bộ, đường sắt hay đường biển. Hãy bàn một chút về những hình thức vận chuyển này vì trước tiên phải hiểu về chúng trước khi nói đến bảo hiểm hàng hóa.
Vận chuyển đường bộ
Nếu bạn đang xem xét hình thức vận chuyển đường bộ, có rất nhiều lực tác động lên hàng hóa trong quá trình vận chuyển bởi sự chuyển động của xe tải, độ dốc của đường xá, độ nghiêng bánh xe của phương tiện, tốc độ vận chuyển, phanh xe đột ngột,…
Do đó hàng hóa có thể bị tác động bởi lực hấp dẫn, lực ma sát, tăng tốc, giảm tốc đột ngột, lực ly tâm, lực rung.
Vận chuyển đường sắt
Nếu bạn đang xem xét hình thức vận chuyển đường sắt, có rất nhiều lực tác động lên hàng hóa trong quá trình vận chuyển bởi sự chuyển động của toa xe lửa, độ rung của đường ray, tốc độ vận chuyển, dừng lại đột ngột,…
Do đó hàng hóa có thể bị tác động bởi lực chiều ngang và chiều dọc (khi thắng, tăng tốc), lực tác động theo chiều ngang (do dao động toa tàu trong quá trình vận chuyển), lực hấp dẫn, lực ma sát, tăng tốc, giảm tốc đột ngột, lực ly tâm, lực rung.
Cả đường bộ và đường sắt, những lực này có thể làm trượt, lật và làm chao đảo hàng hóa, từ đó có thể làm hư hại hàng hóa hoặc những tài sản khác nghiêm trọng, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng con người.
Rõ ràng là hàng hóa cần phải được bảo đảm chịu được những lực này.
Vận chuyển đường biển
Cho dù bạn đang làm trong ngành vận tải hay ngành xuất nhập khẩu, bạn cũng nên hiểu một chút về các định luật vật lý, mối quan hệ giữa vận tải và vật lý, các khái niệm như vận tốc, quán tính, và cách phát sinh các lực này trong sự chuyển động của biển, và sự chuyển động của hàng hóa trong container trong quá trình vận chuyển.
Như có đề cập ở trên, hàng hóa đóng trong một CTU có thể chịu lực chiều ngang và chiều dọc khi vận chuyển đường bộ, đường sắt và những lực này có thể gây ra hư hỏng vật lý.
Sự dao động của hàng hóa tệ nhất là khi ở biển. Không giống như vận chuyển đường bộ và đường sắt, khi ở biển, con tàu có thể dao động theo 6 cách như sau.
Mỗi sự dao động gây ra nhiều loại tác động khác nhau lên hàng hóa đóng trong container và nếu có sự dao động hàng hóa trong container, sẽ có khả năng làm hỏng container và thậm chí hàng hóa có thể văng ra khỏi container.
Chúng tôi sẽ đưa ra một ví dụ tương tự như sau: Bạn đang ngồi ở ghế sau của xe hơi và không cài dây an toàn và tài xế đang lái xe với tốc độ 80 km/h. Có thể bạn sẽ bị bật lên khỏi ghế, va vào trần xe và bị thương.
Bây giờ hãy tưởng tượng cuộn dây thép hoặc đá granite dao động bên trong container khi con tàu bị dao động mạnh do sóng biển quá lớn chẳng hạn (tương tự như đang lái xe với tốc độ rất nhanh).
Con tàu lắc lư với dao động lên đến 40 độ, do đó bạn có thể hình dung những cuộn dây và khối đá granite sẽ chuyển động bên trong container 40 độ từ bên này sang bên kia, va vào các thành container với lực rất lớn. Vài cuộn dây hay khối đá có thể nặng hơn 5 tấn.
Khi bạn hình dung sự chuyển động này, bạn có thể hình dung những lực mà hàng hóa trong container va phải, đặc biệt khi chúng không được đóng gói và gia cố kỹ lưỡng, dẫn đến sự dịch chuyển trong container.
Thực trạng tổn thất hàng hóa và sự cần thiết của bảo hiểm hàng hóa
Theo thống kê bồi thường của UK P&I Club, tổn thất hàng hóa là nguyên nhân chính của các yêu cầu đòi bồi thường. Các loại chính của bồi thường hàng hóa được thể hiện bên dưới.
Hãy nhớ lại lần cuối cùng bạn (chủ hàng) nghĩ về tất cả các yếu tố gây hư hỏng hàng hóa. Những yếu tố này có thể không phải là mối quan tâm hàng đầu của bạn, bởi vì cái mà bạn quan tâm trong kinh doanh là làm cách nào để giao hàng cho người mua đúng hẹn và nhận tiền.
Bạn nên sử dụng dịch vụ đóng gói, gia cố và vận chuyển hàng hóa của một công ty thứ 3 (công ty dịch vụ).
Trong suy nghĩ của người bán, có thể họ cảm thấy rằng một số lô hàng có khoảng cách khá ngắn, ví dụ như vận chuyển từ thành phố này qua thành phố khác hay vận chuyển trong một thành phố thì không cần mua bảo hiểm hàng hóa. Hoặc là họ nghĩ rằng họ không chịu trách nhiệm mua bảo hiểm do hiểu sai điều khoản của hợp đồng.
Thực tế là hàng hóa của bạn có thể xảy ra BẤT CỨ rủi ro nào trong quá trình vận chuyển, bao gồm tổn thất hay mất mát cho dù bạn thích điều đó xảy ra hay không, cho dù bạn có kiểm soát được nó hay không.
Ở Mỹ, mất cắp hàng hóa xảy ra nhiều ở 6 bang và một số thành phố, trạm xe. Trộm cắp xảy ra thường xuyên hơn vào cuối tuần và đặc biệt nhiều vào dịp lễ. Brazil, Mexico và Nam Phi là ba nước có tình trạng trộm cắp nhiều nhất thế giới theo thống kê của tạp chí Insurance Journal.
Riêng ở Mexico, hơn 6000 vụ mất cắp được ghi nhận trong một năm, hầu hết là các vụ cướp xe tải. Ở Mỹ, các sản phẩm bị đánh cắp nhiều nhất là ngành thực phẩm và giải khát, tiếp đó là kim loại và hàng điện tử.
Nhiều trường hợp người mua và người bán rất có ý thức về việc mua bảo hiểm hàng hóa, nhưng cũng có trường hợp hiểu sai về các điều khoản của hợp đồng hay Incoterms khiến bạn lầm tưởng rằng bên kia đã mua bảo hiểm hoặc phải có trách nhiệm mua bảo hiểm. Cũng có khi bạn gặp trường hợp bị công ty dịch vụ tư vấn sai.
Nếu lô hàng của bạn không được mua bảo hiểm và nếu có tổn thất hay mất mát xảy ra do bất cứ nguyên nhân nào ở trên, bạn (là người mua hay người bán) sẽ phải chịu toàn bộ rủi ro.
Vì vậy câu trả lời cho câu hỏi “Tôi có cần mua bảo hiểm hàng hóa không” là CÓ, CHẮC CHẮN RỒI. Bạn cần mua bảo hiểm vì lợi ích của chính bạn và của doanh nghiệp.
Trong bài viết “Cứu hộ và tổn thất chung – quyền lợi của hàng hóa không được bảo hiểm” của mình, Muthu Jagannath viết rằng, khi hàng hóa được bảo hiểm thì dễ thương lượng với công ty bảo hiểm về điều khoản Cứu hộ và Tổn thất chung, còn hàng không được bảo hiểm thường gặp phải các khó khăn vì bạn không những phải sắp xếp nhiều cuộc hẹn mà còn cung cấp các chứng khoán mà có thể là yêu cầu của Cứu hộ và Tổn thất chung. Những chứng khoán này có thể lên đến hàng nghìn hoặc hàng triệu đô la, mà khách hàng có thể không có khả năng chi trả.
Các loại bảo hiểm hàng hóa
Có nhiều loại bảo hiểm hàng hóa khác nhau nhưng 3 loại có thể bảo hiểm đầy đủ các rủi ro cho hàng hóa là điều kiện bảo hiểm A, B, hoặc C.
Điều kiện bảo hiểm C – Những rủi ro được bảo hiểm:
1.1. Mất mát hoặc hư hỏng xảy ra cho đối tượng được bảo hiểm có thể qui hợp lý cho
1.1.1. Cháy hay nổ
1.1.2. Tàu hay thuyền bị mắc cạn, đắm hoặc lật
1.1.3. Phương tiện vận chuyển đường bộ bị lật đổ hoặc trật bánh
1.1.4. Tàu, thuyền hay phương tiện vận chuyển đâm va hoặc va chạm với bất kỳ vật thể nào bên ngoài, không kể nước.
1.1.5. Dỡ hàng tại một cảng nơi tàu gặp nạn
1.2. Ðối tượng bảo hiểm bị mất mát hoắc hư hỏng do những nguyên nhân:
1.2.1. Hy sinh tổn thất chung
1.2.2. Ném hàng khỏi tàu.
Điều kiện bảo hiểm B – Những rủi ro được bảo hiểm:
Bao gồm những rủi ro trên và:
1.2. Ðối tượng bảo hiểm bị mất mát hoặc hư hỏng do những nguyên nhân:
1.2.1. Hy sinh tổn thất chung
1.2.2. Ném hàng khỏi tàu hoặc hàng bị nước cuốn trôi khỏi tàu
1.2.3. Nước biển, nước sông hay nước hồ tràn vào tàu, thuyền, hầm hàng, phương tiện vận chuyển container hoặc nơi chứa hàng.
1.3. Tổn thất toàn bộ bất kỳ kiện hàng nào rơi khỏi tàu hoặc rơi trong khi đang xếp hàng lên, hay đang dỡ khỏi tàu hoặc thuyền.
Điều kiện bảo hiểm A – Những rủi ro được bảo hiểm:
Tất cả các rủi ro đều được bảo hiểm. Nếu hàng hóa bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển và không thể chứng minh được rằng người vận chuyển gây ra thiệt hại, chủ hàng sẽ không thể đòi bồi thường. Bảo hiểm “Tất cả rủi ro” sẽ bảo hiểm mà không cần phải chứng minh trách nhiệm của người vận chuyển.
Hãy nhớ là “Tất cả rủi ro” ở đây phải là rủi ro xảy ra không lường trước được.
Tất cả các điều khoản bảo hiểm cho tổn thất chung và điều khoản “tàu đâm va nhau hai bên cùng có lỗi” trong trường hợp container bị thất lạc trên biển do va chạm của hai tàu như vụ hai con tàu CHONGLUNJ3010 và NEW SAILING 2 đâm nhau vào năm 2017.
Các điều khoản bảo hiểm này loại trừ những rủi ro được qui định trong các điều 4, 5, 6 và 7.
Hàng hóa của tôi có được bảo hiểm bởi bảo hiểm của nhà vận chuyển không?
Tất nhiên, bạn có thể tranh luận rằng nhà vận chuyển (nhà xe, công ty vận tải đường sắt hoặc hãng tàu) cũng có mua bảo hiểm cho riêng họ và bạn có thể đòi bồi thường thiệt hại từ nhà vận chuyển cho bất cứ tổn thất nào xảy ra khi hàng hóa đang trong quá trình vận chuyển.
Bảo hiểm trách nhiệm hàng hóa của nhà vận chuyển sẽ đảm bảo cho nhà vận chuyển trách nhiệm của họ đối với mất mát của hàng hóa của khách hàng trong quá trình vận chuyển. Nhưng loại bảo hiểm này chỉ bảo hiểm cho trách nhiệm của nhà vận chuyển chứ không bảo hiểm cho bản thân hàng hóa.
Những chính sách này thường giới hạn trách nhiệm của nhà vận chuyển và những giới hạn trách nhiệm này thường được quy định tại các điều khoản mà nhà vận chuyển đưa ra. Nếu là hãng tàu, bạn có thể xem điều khoản giới hạn trách nhiệm này ở Trang 1 của vận đơn đường biển.
Vậy nếu bạn không mua bảo hiểm hàng hóa như đề cập ở trên, bạn có thể gặp phải tình trạng là bạn đã bán hàng cho người mua, có thể họ đã hoặc chưa thanh toán, nhưng bạn không mua bảo hiểm hàng hóa và hàng hóa bị hư hỏng. Cuối cùng bạn phải trả lại phần thanh toán cho người mua, mất hàng và có thể chịu rủi ro cho việc bán hàng trong tương lai.
Tóm lại
Điều chúng tôi muốn nói ở đây là, hàng hóa của bạn có thể bị hư hỏng, mất mát hay thất lạc bất cứ lúc nào trên hành trình vận chuyển từ kho của người bán đến điểm giao hàng cuối cùng:
- Khi hàng hóa đang thuộc sở hữu của người bán
- Khi hàng hóa đang được đóng vào container
- Khi hàng hóa đang xếp vào xe tải
- Khi hàng hóa đang vận chuyển bằng đường biển, đường bộ hay đường sắt
- Khi hàng hóa đang dỡ tại điểm đến
- Khi hàng hóa đang thuộc sở hữu của người mua
- Và rất nhiều trường hợp khác nữa
Những tổn thất này có thể gây ra bởi
- Thời tiết xấu dẫn đến các sự cố như gãy tàu hoặc container rơi ra khỏi tàu
- Khai báo sai trọng lượng hàng hóa
- Khai báo không chính xác thông tin hàng nguy hiểm
Thậm chí khi bạn đã khai báo đúng tất cả mọi thứ, mà người khác không làm đúng quy trình thì hàng hóa vẫn có thể gặp phải tổn thất như trong các trường hợp của Tổn thất chung.
(Source: Shipping and Freight Resource)
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn thêm theo thông tin dưới đây:
CÔNG TY TNHH EIMSKIP VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 36 Bùi Thị Xuân, Phường Bến Thành, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 028 6264 63 80
Email: info@eimskip.vn