TEU Là Gì? Lịch Sử Tên Gọi Và Ý Nghĩa

Eimskip 40 feet container

TEU LÀ GÌ?

Nếu bạn là người mới trong lĩnh vực hàng hải và vừa mới bắt đầu tìm hiểu về ngành công nghiệp này, hãy chuẩn bị để tìm hiểu danh sách các thuật ngữ/ từ viết tắt về ngành này.  Nhưng trước khi bạn tìm hiểu sâu hơn, hãy tập làm quen với một trong những thuật ngữ phổ biến và cơ bản nhất: TEU.

TEU LÀ VIẾT TẮT CỦA TỪ GÌ?

TEU là tên viết tắt của Twenty-foot equivalent unit (Đơn vị tương đương 20 feet), là một đơn vị đo lường quan trọng được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp vận tải biển.

Thuật ngữ này được sử dụng trong tất cả mọi thứ, từ việc xác định năng lực hàng hóa của tàu vận chuyển và chọn loại container cho đến việc tính toán hoạt động của cảng.

Nhưng làm thế nào mà đơn vị đo lường phổ quát này xuất hiện? Ai đã phát minh ra nó, và làm thế nào nó được sử dụng đến tận hôm nay? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.

LỊCH SỬ CỦA TEU

Hiểu được lịch sử của TEU cũng chính là hiểu được lịch sử của ngành vận tải bằng container.

TEU có nguồn gốc từ việc các container vận chuyển được tiêu chuẩn hóa, nguồn gốc từ hàng thập kỷ trước với một người tên là Malcolm McLean.

McLean là một doanh nhân vận tải đường bộ, ông nhận thấy quá trình bốc dỡ hàng hóa vào đầu những năm 1900 đầy rắc rối và tốn thời gian.

Quy trình bốc dỡ hàng hóa thời đó không có hệ thống rõ ràng như ngày nay. Trước đây, hàng hóa (có thể là bao tải, sọt, thùng chứa, hoặc các hình thức khác) được vận chuyển bằng các hình thức vận chuyển khác nhau theo từng bao tải, sọt, thùng chứa,… Cũng với cách bốc dỡ như vậy, hàng hóa được xếp lên và dỡ xuống các tàu vận chuyển.

Dĩ nhiên, cách bốc dỡ này không hiệu quả. Một ngày nọ vào năm 1937, McLean đã chứng kiến quá trình rườm rà này và ông nghĩ rằng phải có một cách tốt hơn để hợp lý hóa và tiêu chuẩn hóa toàn bộ quá trình.

Vì vậy, ông đã tự mình nghĩ ra một phương pháp hiệu quả hơn có thể loại bỏ việc phải bốc dỡ từng kiện hàng hóa.

Giải pháp khéo léo của ông là gì? Đó là tạo ra các container có kích thước tiêu chuẩn mà có thể chứa hàng hóa. Những container này có thể được vận chuyển lên cả xe tải và tàu biển mà không phải bốc dỡ từng kiện hàng hóa mỗi khi thay đổi hình thức vận chuyển.

Khi đã chắc chắn về ý tưởng đầy tính cách mạng của mình, McLean đã bán công ty vận tải của mình và bắt đầu thiết kế và xây dựng các container.

Khi McLean đã xây dựng xong các container, việc tiếp theo ông cần là một tàu vận chuyển có thể chứa container. Vì vậy, ông đã mua một tàu chở dầu có tên là Ideal X và thiết kế lại nó để nó có thể chứa được 58 container của ông.

Vào tháng 4 năm 1956, chuyến đi đầu tiên của container hàng hóa đã khởi hành trên chiếc Ideal X từ New Jersey đến Houston, mở ra một kỷ nguyên mới của vận tải đường biển.

TIÊU CHUẨN HÓA CONTAINER VẬN CHUYỂN

Nhưng các container vận chuyển của McLean không phải là các container tiêu chuẩn mà chúng ta biết ngày nay. Các container của McLean dài 35 feet và cùng thời điểm đó, đối thủ của ông, Matson, đang sử dụng các container 24 feet.

Sự khác biệt này đã gây ra rắc rối cho chính phủ Hoa Kỳ khi đó, họ muốn vận chuyển hiệu quả hơn và muốn container được tiêu chuẩn hóa hơn nữa.

Sau hai vòng tiêu chuẩn hóa của ISO vào năm 1968 để xác định phân loại, kích thước và nhận dạng của container, các container 20 feet và 40 feet đã được ra đời, trong đó container 20 feet được gọi là Đơn vị tương đương Hai mươi feet, hay còn gọi là TEU như chúng ta biết ngày nay.

TÍNH LINH HOẠT VÀ THỰC TẾ CỦA TEU

Ngày nay, TEU đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong thương mại toàn cầu. Đây không chỉ là đơn vị đo lường cho các loại container vận chuyển phổ biến nhất mà còn được sử dụng để đo kích thước và công suất tàu và tính toán hoạt động của cảng.

KÍCH THƯỚC VÀ SỨC TẢI CỦA TÀU

Đơn vị TEU được sử dụng rất phổ biến để đo kích cỡ tàu vận chuyển. Các kích cỡ tàu ngày nay khác nhau đến nỗi chúng thậm chí được phân loại theo các tên khác nhau tùy theo năng lực của tàu.

Ví dụ, một số tàu container lớn nhất thế giới hiện nay có sức tải hơn 14.000 TEU, trong khi các tàu trung chuyển nhỏ hơn quản lý 1.000 TEU.

Dưới đây là cách mà tàu thường được phân loại theo năng lực tàu:

  • Small feeder: Lên đến ~1,000TEU
  • Feeder: ~1,000 đến ~2,000TEU
  • Feedermax: ~2,000 đến ~3,000TEU
  • Panamax vessels: ~3,000 đến ~5,000TEU
  • Post Panamax vessels: ~5,000 đến ~10,000TEU
  • New Panamax (or Neopanamax) vessels: ~10,000 đến ~14,500TEU
  • Ultra Large Container Vessel (ULCV): ~14,500TEU trở lên

Hiện nay, con tàu container lớn nhất thế giới thuộc về hãng tàu đến từ Hàn Quốc – HMM. Con tàu HMM Algeciras dài 399.9m, rộng, 61m, cao 70m, có sức chứa 23.964 TEU, mang quốc tịch Panama và chi phí xây dựng lên đến 140 triệu USD.

TEU TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CẢNG

Làm thế nào để xác định được một cảng hoạt động bận rộn và hiệu quả như thế nào? Có thể đo kích thước cảng bằng kilomet vuông và giá trị hàng hóa được xử lý mỗi năm, có rất nhiều đơn vị tùy bạn.

Nhưng không phải tất cả các đơn vị đo lường này đều phản ánh đúng hiệu quả và năng lực của cảng. Một cảng có thể xử lý 1,2 tỷ USD hàng ngày hoặc có tổng diện tích 20.000 m2, nhưng điều đó có nghĩa gì về mặt khối lượng được xử lý?

Đây là lúc TEU được xem xét. TEU được sử dụng để đo lường hoạt động của cảng bao gồm thông lượng và năng lực để vẽ nên một bức tranh rõ ràng hơn về lượng hàng hóa đi qua cảng. Và với việc sử dụng rộng rãi – từ Ngân hàng Thế giới đến từng báo cáo thống kê của từng cảng riêng lẻ, TEU là đơn vị đo lường tiêu chuẩn.

Ví dụ, các cảng hàng đầu của Hoa Kỳ như Los Angeles và Long Beach, xử lý hơn 16 triệu TEU mỗi năm. Trung bình có thể lên tới khoảng 1,4 triệu TEU mỗi tháng trên cả hai cảng.

Mặt khác, các cảng hàng đầu ở Trung Quốc như Thượng Hải và Thâm Quyến, xử lý hơn 65 triệu TEUs mỗi năm, tương đương 5,4 triệu TEUs mỗi tháng.

(Nguồn: icontainers.com)


Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn thêm theo thông tin dưới đây:

CÔNG TY TNHH EIMSKIP VIỆT NAM

Địa chỉ: Số 36 Bùi Thị Xuân, Phường Bến Thành, Quận 1, TP.HCM

Hotline: 028 6264 63 80

Email: info@eimskip.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *