Tại Sao Nên Sử Dụng Điều Kiện Giao Hàng FOB Cho Lô Hàng Nhập Khẩu Đầu Tiên?

Thuật ngữ “FOB” được sử dụng rất phổ biến trong các công ty xuất nhập khẩu. Thực tế là, thuật ngữ này phổ biến đến nỗi hầu hết mọi người khi nhắc đến báo giá đều hỏi rằng “Nhà cung cấp có bán hàng theo điều kiện giao hàng FOB không?”.

Bài viết này sẽ giải thích chi tiết hơn về FOB là gì và trả lời một số câu hỏi mà mọi người thường thắc mắc: “FOB có nghĩa là gì và chi phí phải trả với FOB là bao nhiêu?”

Định nghĩa về FOB

FOB (Free On Board) là một điều khoản Incoterms xác định chi phí và trách nhiệm giữa người bán và người mua.

Người bán chịu trách nhiệm cho TẤT CẢ các chi phí ở nước xuất khẩu đến khi hàng hóa được xếp lên tàu tại cảng đi. Người mua sau đó thanh toán tất cả các chi phí từ đó trở đi; người mua trả tiền cho cước vận chuyển và tất cả các chi phí tại nước nhập khẩu.

Tại sao những nhà nhập khẩu lần đầu nên sử dụng điều kiện giao hàng FOB trong mua bán hàng hóa?

Chúng ta có thể mua bán hàng hóa với hầu hết các điều kiện giao hàng nhưng đối với các nhà nhập khẩu lần đầu, FOB là một trong những điều kiện giao hàng nên được sử dụng. Tại sao vậy?

  1. Bạn có thể kiểm soát được chi phí

Bạn có thể biết trước tất cả các chi phí sẽ phát sinh khi mua bán theo điều kiện FOB. Người bán sẽ ra hóa đơn giá bán hàng hóa, còn công ty forwarder sẽ ra hóa đơn cước vận chuyển. Bạn yêu cầu báo giá và khi đó có thể biết được tổng cộng chi phí sẽ là bao nhiêu. Nếu là công ty nhỏ hoặc mới thành lập, việc biết trước tất cả các chi phí là rất cần thiết vì nếu không kiểm soát được các khoản phí lớn có thể làm sụp đổ hoàn toàn một công ty mới.

  1. Bạn hầu như không phải làm gì cả

Với điều kiện giao hàng FOB, bạn không cần phải tự làm bất cứ thứ gì. Người bán chịu trách nhiệm nửa đầu tiên của quá trình vận chuyển, nửa còn lại công ty forwarder sẽ lo giúp bạn. Tất cả những gì bạn cần làm là đặt mua hàng. Thậm chí nếu bạn cần giao hàng thẳng về nhà kho, công ty forwarder cũng có thể sắp xếp giúp bạn.

  1. Không có những sự cố phát sinh vào phút cuối

Quá trình vận chuyển có một khoản chi phí cố định cho tất cả các dịch vụ và các bước thực hiện trong quá trình đó. Các điều kiện giao hàng trong Incoterms xác định việc ai tìm và thanh toán cho mỗi dịch vụ. Nếu người bán chịu trách nhiệm thanh toán, bạn sẽ phải trả cho người bán số tiền lớn hơn khoản tiền mà họ thanh toán cho bên vận chuyển để bù đắp cho các chi phí này. Như vậy, không phải là bạn không trả cước vận chuyển, mà người bán sẽ dùng số tiền bạn trả cho họ để thanh toán cho nhà vận chuyển (điều này có thể giúp bạn tiết kiệm chi phí vì họ nắm rõ thị trường và dịch vụ tại địa phương của họ), cũng có nghĩa là bạn không cần phải tự tìm kiếm dịch vụ vận chuyển và cũng không phải chịu trách nhiệm nếu có sự cố liên quan tới dịch vụ đó.

Nhìn chung, tổng chi phí trong quá trình vận chuyển thường là như nhau đối với các điều kiện giao hàng khác nhau. Tuy nhiên có một số điều kiện giao hàng nhất định (như CIF hay CFR – là điều kiện giao hàng mà người bán trả cước vận chuyển đến cảng đích) có phí vận chuyển rất thấp. Bạn chỉ có thể phải thanh toán 50 USD phí vận chuyển với điều kiện CIF, nhưng phải thanh toán tới 350 USD với điều kiện FOB. Vậy tại sao có sự chênh lệch này?

Tất cả những chi phí này cuối cùng cũng đều được tính cho bạn. 300 USD chênh lệch thực ra bạn vẫn phải trả – bởi vì đó không phải là phần chênh lệch bạn tiết kiệm được; mà bạn sẽ thanh toán cho công ty vận tải, hải quan, hãng tàu, công ty forwarder,… Đó là chi phí của tất cả các dịch vụ trong quy trình vận chuyển và bạn sẽ phải trả những chi phí đó. Sau khi hàng hóa của bạn được thông quan, bạn sẽ thấy rằng trên hóa đơn là những khoản chi phí rất lớn mà bạn không lường trước được.

Điều khó hiểu nhất ở đây là gì? Ví dụ bạn mua hàng từ Trung Quốc, các công ty forwarder ở Trung Quốc để mang tính cạnh tranh thì họ chào giá cước thấp cho người bán, sau đó bạn thanh toán cho người bán tương ứng với số tiền mà họ trả cho công ty forwarder, và sau đó công ty forwarder lại tính thêm các khoản phí phát sinh tích lũy khác nữa, họ gọi là C.I.S.F (Phí dịch vụ nhập khẩu Trung Quốc).

Với FOB, các khoản phí đều rất rõ ràng. Bởi vì với điều kiện giao hàng FOB (khi bạn tự book cước tàu với công ty forwarder tại địa phương), bạn có thể kiểm soát được những chi phí phát sinh này – khi đó người bán sẽ giao hàng lên tàu với sự hỗ trợ của công ty forwarder ở nước người bán và sau đó công ty forwarder của bạn ở địa phương sẽ tiếp quản từ đó.

Những công ty forwarder như Eimskip sẽ giúp khách hàng ước tính trước số tiền thuế nhập khẩu và thuế VAT cần  phải trả khi hàng đến, vì vậy khách hàng sẽ không bất ngờ về các khoản thuế phí này khi nó thực tế phát sinh.

FOB có phải là điều kiện giao hàng tốn kém nhất không ?

Thực tế không phải.

Trước hết, khái niệm tiết kiệm chi phí vận chuyển không phải là cái bạn nên nhắm tới. Như đã đề cập ở trên, chi phí vận chuyển về tổng thể là như nhau đối với các điều khoản giao hàng khác nhau. Các điều khoản giao hàng xác định rõ ai sẽ chịu trách nhiệm về hàng hóa đến thời điểm nào và ai là người thanh toán phí dịch vụ – nhưng bạn vẫn phải trả tiền cho người bán để họ thanh toán phí dịch vụ.

Vì vậy, theo logic này, thực ra không có điều kiện giao hàng nào là đắt hơn điều kiện giao hàng nào cả. Nó chỉ khác nhau ở chỗ bạn cần phải làm cái gì và chịu trách nhiệm với cái gì mà thôi.

Ví dụ như EXW là điều khoản Incoterms mà bạn phải chịu trách nhiệm cho hầu hết các chi phí. Người bán chỉ cần chuẩn bị hàng hóa và sau đó bạn phải tự sắp xếp và thanh toán cho tất cả các dịch vụ cả ở cảng đi và cảng đến. Điều kiện giao hàng này trông có vẻ tốn kém hơn một chút vì bạn phải trả chi phí cả ở cảng đi, nhưng bù lại bạn không phải trả các phí dịch vụ này cho người bán.

Tuy nhiên, việc người bán không chịu bất kỳ rủi ro nào ở cảng đi có thể phát sinh một số vấn đề:

  • Bất kỳ sai sót nào trong việc đặt chỗ là trách nhiệm của bạn – nếu người bán mắc lỗi khi họ khai báo hải quan, bạn có thể phải chịu trách nhiệm cho các chi phí hải quan phát sinh.
  • Bạn không nắm rõ thị trường địa phương. Người bán có thể book cước vận chuyển rẻ hơn khi bạn tự làm.
  • Có thể phát sinh thêm các sự cố: nếu người bán không có giấy phép xuất khẩu, có thể bạn sẽ phải chịu luôn trách nhiệm thanh toán cho giấy phép xuất khẩu, mà điều này rất tốn kém.

Theo kinh nghiệm của chúng tôi, điều kiện giao hàng rủi ro nhất là CIF/CFR bởi vì bạn không biết trước được các khoản phí sẽ phát sinh, đặc biệt là với các nhà nhập khẩu lần đầu.

Ai chịu trách nhiệm thanh toán cho cái gì trong FOB?

Đối với điều kiện giao hàng FOB, người bán sẽ thanh toán mọi thứ cho đến khi hàng hóa được đưa lên tàu (vận chuyển nội địa đến cảng đi, giấy phép xuất khẩu, hải quan ở cảng đi,…). Sau khi hàng hóa được đưa lên tàu, trách nhiệm chuyển giao qua người mua và bạn sẽ cần một công ty forwarder để sắp xếp vận chuyển đường biển, thủ tục hải quan và giao hàng tại cảng đến.

Bạn hãy nhớ rằng: khi người bán trả phí dịch vụ nào đó, bạn sẽ phải thanh toán cho họ để họ thanh toán phí dịch vụ. Khoản tiền này sẽ được cộng vào tiền hàng hoặc là người bán sẽ tính như là một chi phí riêng biệt.

Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách tính giá cả và chi phí của điều khoản giao hàng FOB rõ hơn. Và nếu bạn là một doanh nghiệp mới và đang muốn nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam, đừng ngần ngại liên hệ với Eimskip để nhờ sự tư vấn và báo giá các dịch vụ nếu cần nhé.

(Nguồn: Shippo)


Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn thêm theo thông tin dưới đây:

CÔNG TY TNHH EIMSKIP VIỆT NAM

Địa chỉ: Số 36 Bùi Thị Xuân, Phường Bến Thành, Quận 1, TP.HCM

Hotline: 028 6264 63 80

Email: info@eimskip.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *