Mọi chuyện đang tiến hành như dự định của bạn. Bạn đóng hàng vào container thành công và hoàn thành hết các chứng từ. Tàu đã chạy đúng thời gian. Bạn rất ung dung và vui mừng vì hợp đồng đã được thực hiện suôn sẻ. Nhưng ngay trước khi container chuẩn bị được bàn giao cho khách hàng tại cảng đến, hãng tàu thông báo cho bạn một tin tức xấu. Container hàng của bạn đã bị giữ lại bởi Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ (U.S. CBP – Customs and Border Protection) để kiểm tra. Khi một lô hàng đến một cảng tại Mỹ, hải quan Mỹ sẽ “chấm điểm” lô hàng đó. Nếu số điểm vượt quá một con số nhất định, lô hàng của bạn chắc chắn sẽ bị xem xét và có khả năng bị kiểm hóa.
Dù cho lô hàng của bạn là hàng FCL hay LCL, nếu hải quan chọn lô hàng của bạn để kiểm hóa do bất cứ lí do nào (kiểm hóa ngẫu nhiên hoặc một sự nghi ngờ nào đó) thì chi phí không chỉ có chi phí kiểm hóa mà nó còn bao gồm bất kỳ chi phí nào phát sinh liên quan đến lô hàng và chủ hàng là người phải chịu trách nhiệm. Điều này thoạt nghe có vẻ không mấy to tát nhưng khi hóa đơn được phát hành, bạn hãy chuẩn bị tinh thần kẻo bị shock.
Các kiểu giữ hàng của hải quan Mỹ: các chi phí kiểm hóa chính
Hãng tàu và/hoặc forwarder đơn giản chỉ là người trung gian giữa chủ hàng và hải quan. Việc kiểm hóa mất bao lâu thời gian hoặc kiểm hóa có thể hoàn thành nhanh hay không hoàn toàn không phụ thuộc vào 2 đơn vị này. Dưới đây là bốn kiểu giữ hàng phổ biến được tiến hành bởi hải quan Mỹ:
Việc giữ hàng được áp dụng với các container hàng khai sai thông tin trên manifest. Bạn có thể tìm hiểu thêm về manifest tại đây. Source: https://logisticsinvietnam.vn/
2. CET hold (A-TCET)
Việc giữ hàng được tiến hành bởi lực lượng chống buôn lậu và khủng bố Hoa Kỳ (Anti-Terrorism Contraband Enforcement Team gọi tắt là A-TCET). Nguyên nhân là lô hàng của bạn bị nghi ngờ có chứa các mặt hàng lậu như chất gây nghiện hoặc vũ khí có thể đe dọa đến an ninh của Hoa Kỳ.
3. PGA Commercial Enforcement hold
Việc giữ hàng được thực hiện bởi các cơ quan của chính phủ Hoa Kỳ (Participating Government Agencies) chằng hạn như FDA, USDA và các cơ quan khác có quyền quản lý đối với các loại hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ nhằm đảm bảo các quy định của pháp luật được thực thi đầy đủ. Source: https://logisticsinvietnam.vn/
4. Statistical validation hold
Việc giữ hàng được áp dụng đối với các container khi hàng hóa được mô tả trên manifest không phù hợp các quy chuẩn về trọng lượng, chất lượng,…Source: https://logisticsinvietnam.vn/
Khi container bị giữ, có rất nhiều chi phí sẽ đội lên chẳng hạn như phí Demurrage, phí storage, phí cắm điện,..
Sau khi hoàn thành việc xem xét lô hàng bị giữ, hải quan có thể giải phóng hàng cho bạn hoặc lựa chọn kiểm hóa chi tiết hơn. Có 3 hình thức kiểm hóa mà hải quan sẽ tiến hành để quyết định việc giải phóng hay tịch thu lô hàng:
- The X-Ray Exam(VACIS exam): Các container sẽ được đưa qua hệ thống máy quét. Sau khi quét xong họ sẽ quyết định giải phóng hàng hoặc tiếp tục kiểm tra sâu hơn.Source: https://logisticsinvietnam.vn/
- The Tail Gate Exam:Các container sẽ được kiểm tra tại cảng. Nhân viên hải quan sẽ cắt seal và kiểm tra hàng hóa trong container. Nếu mọi thứ ổn thỏa họ sẽ giải phóng hàng, nếu không container hàng sẽ phải thực hiện bài kiểm tra cuối cùng.Source: https://logisticsinvietnam.vn/
- The Intensive Exam:Cả container hàng sẽ được đưa đến khu vực kiểm hóa của hải quan Customs Exam Site (CES). Tất cả hàng hóa sẽ được lấy ra khỏi container và kiểm tra kĩ lưỡng. Tại khu vực kiểm hóa, một đơn vị được cấp phép bởi chính phủ qua Hoa Kỳ sẽ thực hiện việc dỡ lô hàng ra khỏi container, mở các thùng hoặc hộp ra để cho nhân viên hải quan kiểm hóa.Source: https://logisticsinvietnam.vn/
Chả mất gì khi kiểm tra lại lần thứ 2, thậm chí lần thứ 3 để tránh các chi phí kiểm hóa
Đây là phần khó chịu nhất trong khâu nhận hàng. Rất là tốn kém và thậm chí mất thời gian. Việc giữ hàng và kiểm hóa hàng có thể mất vài tuần, tùy thuộc vào số container của lô hàng cần được kiểm tra.
Cách tốt nhất để tránh việc bị giữ hàng lại là đảm bảo bạn khai một cách trung thực, đầy đủ, chính xác và phù hợp trên manifest cũng như luôn tuân thủ theo các qui định về các sản phẩm liên quan khi nhập vào Hoa Kỳ. Và phải luôn luôn nhớ một điều đó là không gian lận. Chỉ có như vậy, lô hàng của bạn mới có thể đi qua hàng rào hải quan của Hoa Kỳ một cách nhanh chóng và tiết kiệm.Source: https://logisticsinvietnam.vn/
Nguồn: https://logisticsinvietnam.vn/
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn thêm theo thông tin dưới đây:
CÔNG TY TNHH EIMSKIP VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 36 Bùi Thị Xuân, Phường Bến Thành, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 08 6264 63 80
Email: info@eimskip.vn