Vận chuyển đường biển là hình thức vận chuyển hàng hóa tiết kiệm nhiên liệu nhất. Những ước tính gần đây cho thấy vận chuyển hàng hoá bằng container đường biển có thể tiết kiệm nhiên liệu 17 lần so với đường hàng không và tiết kiệm 10 lần so với vận chuyển đường bộ. Về mặt môi trường, vận chuyển đường biển có thể làm giảm lượng khí thải nhà kính.
CẦN BAO NHIÊU CHI PHÍ ĐỂ TÀU CÓ THỂ HOẠT ĐỘNG?
Chi phí nhiên liệu chiếm 50-60% tổng chi phí vận hành tàu, tùy thuộc vào loại tàu và loại dịch vụ. Các hãng vận tải biển phải bù đắp những chi phí này để duy trì mức dịch vụ, có nghĩa là giá vận chuyển sẽ tiếp tục phải chịu áp lực tăng lên.
Để minh họa tác động của việc tăng chi phí nhiên liệu, hãy xem ví dụ sau của một chiếc tàu container hiện đại chạy tuyến xuyên Thái Bình Dương, với sức chứa tối đa 7.750 TEUs (tương đương cont 20ft) hay 3.875 FEUs (tương đương cont 40ft). Với chi phí nhiên liệu là 552 USD/tấn, và với mức tiêu thụ nhiên liệu 217 tấn/ngày, một chuyến đi khứ hồi 28 ngày cho một chiếc tàu này sẽ tiêu tốn chi phí nhiên liệu là 3.353.952 USD. Con số này có thể lớn hơn vì một số lý do, chẳng hạn như nếu chuyến đi kéo dài thêm 14 ngày, hoặc nếu tàu nhỏ hơn và tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn trên mỗi container, hoặc nếu kế hoạch bị chậm trễ yêu cầu tàu phải chạy nhanh hơn để kịp với lịch tàu.
CẦN BAO NHIÊU CHI PHÍ ĐỂ 5 CON TÀU CÓ THỂ HOẠT ĐỘNG TRONG MỘT NĂM, GIẢ ĐỊNH VỚI CHI PHÍ NHƯ TRÊN?
Tổng chi phí nhiên liệu cho 5 con tàu được tính như sau: (5 con tàu) x (217 tấn/ngày) x (552 USD/tấn) x (365 ngày) = 218.605.800 USD
Việc các hãng vận tải biển phải bù đắp chi phí nhiên liệu là một thách thức khi con tàu không được khai thác 100% công suất, khi thị trường không cân bằng, khi các thị trường và hàng hóa khác nhau thì tương ứng với các giá cước khác nhau, khi chi phí nhiên liệu tiếp tục tăng. Nếu một người chủ hàng trả ít hơn phần chi phí nhiên liệu cho hàng hóa của họ, có nghĩa là các chủ hàng khác phải trả nhiều hơn, và/hoặc hãng vận chuyển sẽ không bù được chi phí vận hành. Đây không phải là một viễn cảnh kinh doanh bền vững.
CÁC BIỆN PHÁP MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ NHIÊN LIỆU NHƯ THẾ NÀO?
Ngành công nghiệp vận tải toàn cầu đang phải đối mặt với một quyết định quan trọng trong việc giảm thiểu ô nhiễm hàng hải, nhưng có thể tăng gần như gấp đôi chi phí nhiên liệu trong một ngành mà đã thoát khỏi cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ.
Bạn có biết? Một trong những tàu container lớn nhất thế giới có thể phát ra ô nhiễm tương đương 50 triệu chiếc xe hơi. Hơn nữa, 15 con tàu lớn nhất trên thế giới thải ra oxit nitơ và oxit lưu huỳnh tương đương 760 triệu chiếc xe hơi trên thế giới.
Để chống lại tình trạng ô nhiễm này, Ủy ban Bảo vệ Môi trường Hàng hải của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) sẽ họp tại London từ ngày 24 – 28 tháng 10 năm 2018 để quyết định có nên áp dụng mức phát thải oxit lưu huỳnh toàn cầu từ năm 2020 hoặc 2025 trở đi, quyết định này sẽ giảm thải oxit lưu huỳnh từ mức tối đa ở thời điểm hiện tại là 3,5% xuống còn 0,5% mức nhiên liệu.
CHÂU ÂU VÀ TRUNG QUỐC ĐANG THẮT CHẶT CÁC QUY ĐỊNH VỀ MÔI TRƯỜNG
Liên minh châu Âu đã đồng ý rằng yêu cầu mức phát thải lưu huỳnh 0,5% sẽ có hiệu lực vào năm 2020 trong phạm vi 370 km của các quốc gia thành viên EU, bất kể quyết định của IMO là như thế nào.
Trung Quốc, quốc gia có các cảng container đông đúc nhất thế giới, cũng yêu cầu sử dụng nhiên liệu sạch hơn.
Chính quyền ở Shenzhen, cảng container lớn thứ 3 trên thế giới, đã đưa ra các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn, yêu cầu các tàu cập cảng Shenzhen không sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh lớn hơn 0,5%.
Chủ tàu có thể thực hiện các biện pháp kiểm soát bằng cách:
- Chuyển đổi từ nhiên liệu có bùn và giàu lưu huỳnh thành dầu diesel hoặc khí tự nhiên hoá lỏng (LNG).
- Lắp bộ lọc để lọc khí thải.
Biện pháp đầu tiên, chuyển đổi nhiên liệu, cũng sẽ làm tăng chi phí nhiên liệu.
Các nhà phân tích nhiên liệu tính toán sự khác biệt về giá giữa dầu nhiên liệu nặng (HFO) và dầu nhiên liệu nhẹ (ít lưu huỳnh, LSFO) là khoảng 200 USD/tấn. Chi phí tăng thêm cho một con tàu 20,000 TEU sẽ là 50.000 USD mỗi ngày.
Giá dầu nhiên liệu nhẹ (LSFO) hiện nay khoảng 600 USD/tấn, 1 năm trước là 460 USD/tấn.
Ngược lại, chi phí công nghệ cho việc lắp đặt một hệ thống lọc cho cỡ tàu này sẽ khoảng 8 triệu USD, và dựa trên tính toán, chi phí này có thể được bù đắp chỉ trong vòng sáu tháng.
Hãng tàu CMA CGM đã quyết định đóng con tàu mới 23.500 TEU “megamax” sử dụng nhiên liệu LNG.
CÁC HÃNG TÀU ĐANG THỰC HIỆN NHỮNG THAY ĐỔI TRONG VẬN HÀNH ĐỂ HẠN CHẾ VẤN ĐỀ TĂNG GIÁ NHIÊN LIỆU
Các hãng tàu đang cố gắng hành động để giải quyết các chi phí quá mức của nhiên liệu bằng cách thực hiện những thay đổi trong vận hành.
Vào đầu năm 2007, hầu hết các hãng tàu container đã bắt đầu cơ cấu lại quy trình để giải quyết vấn đề về giá nhiên liệu. Họ đã:
- Hợp nhất dịch vụ qua liên minh các hãng tàu.
- Hợp nhất các hành trình để phục vụ nhiều cảng hơn với ít tàu hơn.
- Cải thiện việc giám sát tình trạng của thân tàu và chân vịt để giảm lực cản và nâng cao hiệu quả.
Những thay đổi trên cho thấy hành động của hãng tàu về việc giảm tiêu thụ nhiên liệu, và nhờ đó, giảm chi phí nhiên liệu.
Mọi lĩnh vực của nền kinh tế đang bị ảnh hưởng bởi chi phí nhiên liệu tăng cao. Đặc biệt ngành vận tải đang bị ảnh hưởng rất nặng nề.
TĂNG CHI PHÍ NHIÊN LIỆU, CÁC BIỆN PHÁP MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ THAY ĐỔI TRONG VẬN HÀNH SẼ TÁC ĐỘNG TO LỚN ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA HÃNG TÀU TRONG MỘT TƯƠNG LAI CÓ THỂ DỰ ĐOÁN TRƯỚC ĐƯỢC.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn thêm theo thông tin dưới đây:
CÔNG TY TNHH EIMSKIP VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 36 Bùi Thị Xuân, Phường Bến Thành, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 028 6264 63 80
Email: info@eimskip.vn