Những Lưu Ý Khi Chọn Đơn Vị Vận Chuyển Hàng Sang Mỹ

Hãng tàu Eimskip

Những nhà xuất khẩu xuất hàng hóa từ Việt Nam vào Mỹ cần lưu ý là nên chọn đơn vị vận chuyển có khả năng phát hành vận đơn (HBL) và phải có giấy phép (FMC license) khai thác do FMC (US Federal Maritime Commission) cấp.

Đơn vị có khả năng phát hành vận đơn đó là các NVOCC và phải có FMC license. Để được FMC cấp giấy phép, các NVOCC phải tuân thủ theo 3 bước:

  1. Ký quỹ bảo lãnh (FMC Surety Bond Requirements) để chứng minh khả năng tài chính của mình.
  2. Đăng ký ngành nghề kinh doanh NVOCC.
  3. Công bố công khai bảng giá cước và giá dịch vụ liên quan kể cả phụ phí trên mạng internet.

Sở dĩ FMC quy định các DN kinh doanh với tư cách NVOCC phải ký quỹ bảo lãnh như trên là để bảo đảm khả năng tài chính trang trải các khoản phạt, nếu có, liên quan tới trách nhiệm của những DN này trong các lĩnh vực sau đây:

  1. Mua bán dịch vụ vận tải;
  2. Thanh toán tiền cước cho các lô hàng vận chuyển theo hình thức vận tải đơn phương thức hay đa phương thức;
  3. Chi phí về việc vận chuyển hàng phát sinh từ vận đơn hoặc chứng từ tương tự với chủ hàng;
  4. Chi phí về việc cấp vận đơn và các chứng từ tương tự;
  5. Chi phí vận tải nội địa hoặc vận tải suốt;
  6. Chi phí bồi thường cho đại lý giao nhận theo quy định;
  7. Chi phí thuê container;
  8. Chi phí thuê đại lý ở địa điểm tiếp nhận hàng đi hoặc địa điểm giao trả hàng ở cảng đích

FMC phát hành 3 loại giấy phép như sau:

OTI-NVOCC: Chủ giấy phép này có thể phát hành HBL như là một nhà vận tải “As Carrier” cho các lô hàng của họ đến hoặc đi Mỹ. Tất cả cước và phí áp dụng trên HBL (giá bán) cho cả xuất và nhập đều phải ghi trong một bảng giá FMC (FMC tariff). NVOCC có thể ký một hợp đồng dịch vụ (Service Contract) với các hãng tàu. Điều duy nhất mà một NVOCC không thề làm là thu phí hoa hồng từ hãng tàu như một đại lý hãng tàu (agent’s ocean carrier). Đây là môt trong những hình thức phổ biến nhất. Để có giấy phép này cần một khoản ký quỹ bảo lãnh (bond) là USD 75,000 và thêm USD 10,000 cho một chi nhánh.

OTI-Ocean Freight Forwarder: Chủ giấy phép này có thể hoạt động như một công ty giao nhận ở Mỹ hoặc là đại lý của các NVOCC- doanh nghiệp sỡ hữu FMC bond và có bảng giá riêng(Tariff). Họ không thể phát hành vận đơn như một nhà vận tải và phát hành hóa đơn bằng với giá mà hãng tàu cung cấp (không mark up). Lợi nhuận của các Ocean Freight Forwarder chỉ là tiền hoa hồng mà hãng tàu hay NVOCC trả cho họ và không thể ký một hợp đồng dịch vụ(Service contact) với hãng tàu như NVOCC. Để có giấy phép này cần một khoản ký quỹ bảo lãnh (bond) là USD 50,000 và USD 10,000 cho một chi nhánh.

OTI-NF: Chủ giấy phép này có chức năng của hai loại giấy phép trên và phải thực hiện hai khoản ký bảo lãnh như yêu cầu. Nhà cung cấp dịch vụ hàng lẻ (Master Consol) sử dụng giấy phép này trong hoạt động của họ.

Giấy phép FMC để cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa vào Mỹ là một yêu cầu bắt buộc tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có thể thực hiện được. Mức ký quỹ lớn và xây dựng một bảng giá đúng yêu cầu là phần khó nhất để một doanh nghiệp có thể có giấy phép này.

  Hãy liên hê vớI chúng tôi để biết thêm chi tiết Hotline: Mr. Long | MB: 091-922 6984 Email: Long@eimskip.vn  

Nguồn: https://logisticsinvietnam.vn/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *