Tại Sao Con Tàu Lại Nổi?

Hãng tàu Eimskip

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao một hòn đá lại chìm trong khi một con tàu hơn 227,000 tấn lại có thể nổi trên mặt nước không? Làm sao con tàu có thể tự nổi? Các con tàu được sản xuất thế nào?

Nhà bác học Archimedes đã cho chúng ta câu trả lời khoảng 2,250 năm trước và câu trả lời này rất đơn giản – lực đẩy của nước. Hòn đá chìm bởi vì trọng lượng riêng của nó lớn hơn trọng lượng riêng của nước. Con tàu nổi bởi vì trọng lượng riêng của nó nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước.

Nước đẩy các vật thể có trọng lượng riêng nhỏ hơn nó hướng lên trên bề mặt nước.Với hiệu ứng này thì một hòn đá tuy nhẹ hơn con tàu rất nhiều nhưng vẫn chìm bởi vì thể tích chiếm nước của hòn đá quá nhỏ nên trọng lượng riêng sẽ lớn, còn tàu tuy nặng nhưng thể tích chiếm nước lớn nên trọng lượng riêng sẽ nhỏ. Kết cấu thân vỏ tàu là kết cấu vỏ có khung gia cường làm bằng thép. Về một khía cạnh nào đó bên trong lớp tôn vỏ tàu hoàn toàn “rỗng” dẫn đến thể tích chiếm nước lớn.

Nếu trọng lượng riêng của các vật thể bằng với trọng lượng riêng của nước thì toàn bộ vật thể đó sẽ chìm vào trong nước nhưng nó sẽ không chìm hẳn xuống đáy mà sẽ lơ lửng trong nước.

ngày nay, Hầu hết các con tàu hiện đại vẫn được đóng bằng thép mặc dù chúng rất nặng. Ngoài ra, các con tàu nhỏ hơn cũng được sản xuất từ các vật liệu tổng hợp như sợi thủy tinh hoặc nhựa siêu cường.

Thân tàu của những con tàu chở hàng xá hoặc tàu chở hàng đa mục đích được đóng xung quanh một sóng tàu chắc chắn. Trong khung này người ta sẽ lắp đặt thêm các hầm hàng, nhiều két chứa nước và nhiên liệu, phòng máy. Các hầm hàng có các nắp hầm che lại, trên đó người ta có thể dùng để đặt các container hàng. Nhiều con tàu container được lắp đặt các cẩu trên tàu và các hệ thống đặc biệt để gia cố hàng hóa trên boong tàu.

Ngành công nghiệp đóng tàu hiện đại sử dụng đáng kể các phần đúc sẵn. Toàn bộ phần thân tàu và kiến trúc thượng tầng sẽ được đóng ở nơi khác trong xưởng đóng tàu và sẽ được chuyển tới cầu tàu hoặc bờ trượt và lắp đặt vào phần sóng tàu đặt trên bệ đỡ. Các xưởng đóng tàu hiện đại nhất thường sẽ lắp đặt trước các thiết bị như máy chính, nồi hơi, thiết bị máy, thiết bị điện được tiến hành lắp và hoàn thiện trong buồng máy, ca bin cũng như trong các khu vực khác của tàu trước khi hạ thủy, vì khi lắp thiết bị trên bờ thì các điều kiện về ổn định tốt hơn và do đó chất lượng lắp ráp cũng tốt hơn.

Sau khi đấu xong các tổng đoạn và các phần mũi, lái, tàu được hạ thủy xuống nước và đưa ra cầu tàu để tiếp tục lắp phần ca bin thượng tầng và các thiết bị khác.

Theo truyền thống, khi hạ thủy người mẹ đỡ đầu cho con tàu sẽ ném chai sâm panh vào phần mũi tàu. Sau khi chai sâm panh vỡ tung, tàu được cắt các dây giữ và được đẩy xuống nước.

Các con tàu container được phân chia ra thành bảy loại kích cỡ chính, bao gồm: tàu feeder nhỏ, Feeder, Feedermax, Panamax, Post-Panamax, New Panamax và Ultra-large.

Hàn Quốc là quốc gia đóng tàu lớn nhất thế giới, sau đó là Trung Quốc. Ba đại gia thống lĩnh trong ngành công nghiệp đóng tàu container cỡ lỡn là Hyundai Heavy Industries, Samsung Heavy Industries, and Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering.


Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn thêm theo thông tin dưới đây:

CÔNG TY TNHH EIMSKIP VIỆT NAM

Địa chỉ: Số 96 Cao Thắng, Phường4, Quận 3, TP.HCM

Hotline: 028 6264 63 80

Email: info@eimskip.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *