Tại Sao Sử Dụng House B/L Thay Vì Master B/L?

Về vận tải đường biển, công dụng của MBL và HBL nói chung đều như nhau. Tuy nhiên, sẽ có nhiều trường hợp shipper không thể sử dụng MBL và cần tới HBL. Sau đây là một số lý do và các ví dụ cụ thể để các bạn hình dung rõ hơn trường hợp nào thì sử dụng MBL, trường hợp nào thì sử dụng HBL.

Đầu tiên phải kể đến là tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng. Ví dụ, consignee muốn lấy hàng ở Lowestoft, tuy nhiên hãng tàu không có tuyến nào từ Việt Nam đến thẳng Lowestoft cả mà chỉ đến Gdansk, bắt buộc lúc này Shipper phải sử dụng HBL của forwarder, lúc này trên HBL thể hiện Port of discharge: Gdansk còn Place of Delivery: Lowestoft. Đại lý của forwarder sẽ kéo cont từ Gdansk về Lowestoft, là địa điểm mà consignee muốn nhận hàng. Trên HBL sẽ thể hiện CY – Door: Lowestoft, MBL chỉ thể hiện CY – CY: Gdansk. Trong trường hợp này, Shipper đã sử dụng HBL của forwarder để thuận tiện hơn trong việc gửi hàng cho Consignee.

Thứ hai, sử dụng HBL để hỗ trợ cho shipper. Có một số hãng tàu có mẫu bill riêng, do đó họ không cho phép Shipper thể hiện một số từ ngữ hoặc câu văn trên bill, trong khi đó, HBL của forwarder thì linh động hơn, forwarder sẽ hỗ trợ thêm hoặc bớt để có thể đúng yêu cầu của Shipper. Ví dụ, hãng tàu không cho phép thể hiện Clean on board mà chỉ thể hiện Laden on board date trong phần mô tả hàng hóa trên bill, thì HBL có thể hỗ trợ thể hiện Clean on board trên bill để phù hợp với L/C. Hơn thế nữa, nếu Shipper sử dụng HBL, họ có thể được hỗ trợ ký lùi bill hoặc ký tới. Ví dụ, tàu chạy ngày 10/12, nhưng vì hạn L/C ngân hàng là ngày 9/12, Shipper có thể nhờ forwarder thể hiện ngày tàu chạy trên HBL là ngày 9/12 kèm theo LOI ký lùi hoặc ký tới. Không những thế, khi sử dụng HBL, Shipper có thể dễ dàng trong việc sửa chứng từ khi gặp sai sót và có thể nhanh chóng lấy Bill gốc khi cần gấp, trong khi đó nếu sử dụng MBL có thể sẽ phải tốn nhiều thời gian hơn.

Mặc dù, nếu sử dụng HBL, Consignee sẽ phải chi trả phí handling (phí làm hàng) cho đại lý tại cảng đến, nhưng đổi lại, cả Shipper lẫn Consignee đều sẽ an tâm về lô hàng và được chăm sóc, hưởng dịch vụ tốt hơn từ forwarder. Tuy nhiên, tùy vào trường hợp và lô hàng cũng như điểm đến, Shipper có thể sử dụng MBL hay HBL cho phù hợp với hợp đồng và khả năng chi trả của mình.

Về bản chất, trách nhiệm và nghiệp vụ của hãng tàu hay forwarder đối với MBL và HBL là giống nhau. Nhưng vì được hỗ trợ nhiều hơn nên cả shipper và consignee đều được hưởng dịch vụ tốt hơn khi sử dụng HBL của forwarder.

Để hiểu rõ hơn sự khác nhau giữa MBL và HBL, mời các bạn đọc thêm bài viết “MBL Và HBL Có Gì Khác Nhau?”.

Nguồn: https://logisticsinvietnam.vn/


Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn thêm theo thông tin dưới đây:

CÔNG TY TNHH EIMSKIP VIỆT NAM

Địa chỉ: Số 36 Bùi Thị Xuân, Phường Bến Thành, Quận 1, TP.HCM

Hotline: 028 6264 63 80

Email: info@eimskip.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *