Nhập Khẩu Nguyên Liệu Thức Ăn Chăn Nuôi Có Nguồn Gốc Từ Thực Vật

Các lọai thức ăn chăn nuôi

Là một nước mà nông nghiệp còn chiếm tỉ trọng cao như Việt Nam thì nhu cần nhập khẩu thức ăn chăn nuôi (bao gồm thức ăn gia súc và thức ăn thủy sản) luôn là nhu cầu bức thiết vì nguồn nguyên liệu trong nước luôn luôn thiếu.

Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có 3 loại chính:

  • Nguyên liệu có nguồn gốc từ động vật: như bột cá, bột thịt, bột xương,…
  • Nguyên liệu có nguồn gốc từ thực vật: như cỏ khô, rơm, khô dầu đậu phộng, bã ngô,…
  • Các vi chất bổ sung

Thủ tục và hồ sơ

Trong bài viết này, chúng ta chỉ nghiên cứu thủ tục nhập khẩu loại thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc từ thực vật thôi nhé.

Trước tiên chúng ta phải kiểm tra xem mặt hàng nhập khẩu có nằm trong danh mục được phép sử dụng làm thức ăn chăn nuôi không nhé. Căn cứ: Phụ lục VI thông tư 21/2019/TT-BNNPTNT

Phụ lục 6 thông tư 21-2019-TT-BNNPTNT-PL6

Nếu hàng mình dự định nhập khẩu không có trong danh mục này thì sẽ không được phép nhập khẩu.

Tiếp theo chúng ta phải kiểm tra xem mặt hàng mình cần nhập khẩu có thuộc đối tượng phải xin giấy phép kiểm dịch thực vật hay không. Căn cứ: công văn 1328/BVTV-KD. Nếu hàng mình điểm danh có mặt trong danh sách tử thần này thì buộc phải xin giấy phép kiểm dịch trước khi tiến hành nhập khẩu vào Việt Nam.

Danh mục vật thể thuộc diện KDTV-cv 1328 Sep. 24, 2016

Sau khi đáp ứng được hai điều kiện trên thì chúng ta tiến hành nhập khẩu hàng về. Khi hàng về đến cảng Việt Nam thì mình phải tiến hành đăng ký kiểm dịch thực vật + kiểm tra chất lượng cho lô hàng.

  • Hình thức hồ sơ: thời điểm hiện tại là hồ sơ giấy
  • Cơ quan nhà nước: chi cục kiểm dịch thực vật + cơ quan kiểm tra chất lượng.
  • Hồ sơ:
  1. (03 bản chính) Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật và kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc thực vật nhập khẩu. (Phụ lục IB Thông tư 34/2018/TT-BNNPTNT).
  2. (02 bản sao y) Hợp đồng mua bán (sale contract).
  3. (02 bản sao y) Phiếu đóng gói (Packinglist).
  4. (02 bản sao y) Hóa đơn mua bán (Invoice).
  5. (02 bản sao y) Phiếu kết quả phân tích chất lượng của nước xuất xứ cấp cho lô hàng (Certificate of Analysis).
  6. (02 bản sao y) Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng của đơn vị nhập khẩu.
  7. Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền của nước xuất khẩu (1 bản chính).
  8. Ủy quyền kiểm dịch thuyền trưởng (1 bản – áp dụng cho hàng rời)

Mình làm 2 bộ hồ sơ đăng ký và nộp cho cơ quan kiểm dịch, nếu hồ sơ đầy đủ và phù hợp họ sẽ trả lại cho mình 1 bộ hồ sơ và 2 tờ giấy đăng ký.

Bộ hồ sơ đó mình sẽ nộp qua cơ quan kiểm tra chất lượng. Còn 1 tờ giấy đăng ký còn lại nộp chung với hồ sơ đăng ký hải quan.

Sau đó tiến hành lấy mẫu để kiểm dịch và kiểm tra chất lượng. Sau khi lấy mẫu, doanh nghiệp có thể xin mang hàng về bảo quản và chờ kết quả. Có kết quả kiểm tra chất lượng thì nộp cho cơ quan kiểm dịch để lấy kết quả kiểm dịch và thông quan hàng hóa.


Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn thêm theo thông tin dưới đây:

CÔNG TY TNHH EIMSKIP VIỆT NAM

Địa chỉ: Số 36 Bùi Thị Xuân, Phường Bến Thành, Quận 1, TP.HCM

Hotline: Mr. Long/ 0919-226 984

Email: info@eimskip.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *